Giá trị sản phẩm chính dở dang cuối kỳ

Một phần của tài liệu Lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp (Trang 31 - 34)

Chi phí SXSP phát sinh trong kỳ - Chi phí SXSP dở dang cuối kỳ Tổng số sản phẩm gốc = n ∑ (Số lượng sản phẩm loại i i=1

x Hệ số quy đổi sản phẩm loại i)

* Phương pháp tỷ lệ chi phí

Phương pháp này áp dụng thích hợp trong trường hợp cùng một quy trình công nghệ sản xuất kết quả sản xuất là một nhóm sản phẩm cùng loại với những chủng loại, quy cách, phẩm chất khác nhau như may mặc, dệt kim, đóng giày, cơ khí chế tạo (dụng cụ, phụ tùng)... Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất của nhóm sản phẩm, đối tuợng tính giá thành là từng quy cách sản phẩm trong nhóm đó.

Giá thành thực tế đơn vị sản

phẩm từng loại = Giá thành kế hoạch (hoặc định mức)đơn vị sản phẩm gốc x Tỷ lệ chi phí

Tỷ lệ chi phí =

Tổng giá thành thực tế của tất cả sản phẩm

x 100Tổng giá thành kế hoạch (hoặc định mức) của tất cả sản Tổng giá thành kế hoạch (hoặc định mức) của tất cả sản

phẩm

* Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ

Phương pháp này áp dụng với các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, bên cạnh các sản phẩm chính thu được còn có thể thu đuợc những sản phẩm phụ, để tính giá trị sản phẩm chính kế toán phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí sản xuất sản phẩm.

Giá trị sản phẩm phụ có thể được xác định theo giá có thể sử dụng được, giá ước tính, giá kế hoạch...

Tổng giá thành sản phẩm chính

= Giá trị sản phẩmchính dở dang đầu kỳ

+ Tổng chi phíSXSP phát sinh trong kỳ

- Giá trị sản phẩmphụ thu hồi ướctính tính

- Giá trị sản phẩmchính dở dang cuốikỳ kỳ

* Phương pháp liên hợp

Phương pháp này áp dụng trong những doanh nghiệp có tổ chức sản xuất, tính chất quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau... Trên thực tế kế toán có thể kết hợp các phương pháp trực tiếp với tổng cộng chi phí, tổng cộng chi phí với tỷ lệ, hệ số với loại trừ sản phẩm phụ...

1.4.4. Phương pháp tính giá thành sản phẩm trong một số loại hình doanh nghiệp chủ yếu chủ yếu

Sau đây là phương pháp tính giá thành áp dụng trong một số loại hình doanh nghiệp chủ yếu:

* Doanh nghiệp sản xuất giản đơn

Doanh nghiệp sản xuất giản đơn là những doanh nghiệp chỉ sản xuất một hoặc một số ít mặt hàng với khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, sản phẩm dở dang không có hoặc có không đáng kể. Do số lượng mặt hàng ít nên đối tượng kế toán chi phí sản xuất được tiến hành theo sản phẩm, mỗi mặt hàng sản xuất được mở một sổ (hoặc thẻ) kế toán chi phí sản xuất. Việc tính giá thành thường được tiến hành vào cuối tháng theo phương pháp trực tiếp (giản đơn) hoặc phương pháp liên hợp.

* Doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng

Đối với các doanh nghiệp sản xuất theo các đơn đặt hàng của khách hàng, đối tượng kế toán chi phí sản xuất là từng đơn đặt hàng cụ thể. Đối tượng tính giá thành sản phẩm là sản phẩm của từng đơn đặt hàng. Phương pháp tính giá thành tùy theo tính chất và số lượng sản phẩm của từng đơn đặt hàng sẽ áp dụng phương pháp thích hợp như phương pháp trực tiếp, phương pháp hệ số, phương pháp tổng cộng chi phí hay phương pháp liên hợp…

Đặc điểm của việc kế toán chi phí trong các doanh nghiệp này là toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh đều được tập hợp theo từng đơn đặt hàng, không kể số lượng sản phẩm của đơn đặt hàng đó nhiều hay ít, quy trình công nghệ giản đơn hay phức tạp. Đối với các chi phí trực tiếp (nguyên vật liệu; nhân công trực tiếp) phát sinh trong kỳ liên quan trực tiếp đến đơn đặt hàng nào thì tập hợp trực tiếp cho đơn đặt hàng đó theo các chứng từ gốc (hay bảng phân bổ chi phí). Đối với chi phí sản xuất chung, sau khi tập hợp xong sẽ phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiêu chuẩn phù hợp (giờ công sản xuất, nhân công trực tiếp...).

Việc tính giá thành ở trong các doanh nghiệp này chỉ tiến hành khi đơn đặt hàng hoàn thành nên kỳ tính giá thành thường không nhất trí với kỳ báo cáo. Đối với những đơn đặt hàng đến kỳ báo cáo chưa hoàn thành, toàn bộ chi phí sản xuất đã tập hợp theo đơn đặt hàng đó đều coi là sản phẩm dở dang cuối kỳ chuyển kỳ sau. Đối với những đơn đặt hàng

đã hoàn thành, tổng chi phí sản xuất đã tập hợp được theo đơn đặt hàng đó chính là tổng giá thành sản phẩm của đơn đặt hàng và giá thành đơn vị sẽ tính bằng cách lấy tổng giá thành sản phẩm của đơn đặt hàng chia cho số lượng sản phẩm của đơn đặt hàng.

* Doanh nghiệp áp dụng hệ thống hạch toán định mức

Trên cơ sở hệ thống định mức tiêu hao lao động, vật tư hiện hành và dự toán về chi phí sản xuất chung, kế toán sẽ xác định giá thành định mức của từng loại sản phẩm. Đồng thời, hạch toán riêng các thay đổi, các chênh lệch so với định mức phát sinh trong quá trình sản xuất và phân tích toàn bộ chi phí thực tế phát sinh trong kỳ thành ba loại: theo định mức, chênh lệch do thay đổi định mức và chênh lệch so với định mức từ đó tiến hành xác định giá thành thực tế của sản phẩm. Trình tự tính giá thành như sau:

- Tính giá thành định mức của sản phẩm

Giá thành định mức được căn cứ vào các định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành để tính.

- Xác định số chênh lệch do thay đổi định mức

Giá thành định mức sản phẩm được tính trên cơ sở các định mức, dự toán chi phí hiện hành. Việc thay đổi định mức thường tiến hành vào đầu tháng, nên việc tính toán số chênh lệch do thay đổi cần thực hiện đối với số sản phẩm dở dang đầu tháng vì chi phí tính cho số sản phẩm dở dang này (cuối tháng trước) theo định mức cũ. Số chênh lệch này bằng định mức cũ trừ đi định mức mới.

- Xác định số chênh lệch so với định mức

Chênh lệch so với định mức là số tiết kiệm hoặc vượt chi so với định mức. Việc xác định số chênh lệch so với định mức được tiến hành theo những phương pháp nhất định tùy thuộc vào từng khoản chi phí, song đều được xác định như sau:

Chênh lệch = Chi phí thực tế (từngkhoản mục) - Chi phí định mức (từngkhoản mục)

- Tính giá thành thực tế của sản phẩm

Giá thành thực tế sản

phẩm = Giá thành định mức sảnphẩm ± Chênh lệch do thay đổiđịnh mức ± Chênh lệch do thoát lyđịnh mức

Trong những doanh nghiệp này, phương pháp kế toán chi phí thích hợp nhất là kế toán theo bước chế biến (giai đoạn công nghệ). Theo phương pháp này, chi phí sản xuất phát sinh thuộc giai đoạn nào sẽ được tập hợp cho giai đoạn đó. Riêng với chi phí sản xuất chung sau khi được tập hợp theo phân xưởng sẽ được phân bổ cho các bước theo tiêu thức phù hợp.

Tùy theo tính chất hàng hoá của bán thành phẩm và yêu cầu công tác quản lý, chi phí sản xuất có thể được tập hợp theo phương án có tính giá thành bán thành phẩm và phương án không tính giá thành bán thành phẩm. Phương pháp tính giá thành thường là phuơng pháp trực tiếp kết hợp phương pháp tổng cộng chi phí hay hệ số (hoặc tỷ lệ).

Một phần của tài liệu Lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp (Trang 31 - 34)