Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng vốn tín dụng của hộ nông dân:

Một phần của tài liệu Thực trạng sử dụng vốn tín dụng hộ nông dân tại Ngân hàng ngân hàng nông nghiệp và phát triển huyện Thường tín trong thời gian qua (Trang 26 - 27)

Cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá vai trò của tín dụng ngân hàng càng phát triển và hoàn thiện.

Để tiến hành sản xuất kinh doanh thỉ các hộ cần có đủ vốn cần thiết. Từ nền kinh tế nông nghiệp tự túc đi lên phần đông các hộ đều thiếu vốn để phát triển sản xuất hàng hoá. Vì vậy, nếu nhà nước không có sự giúp đỡ về vốn đến từng hộ thị hộ không đủ điều kiện để phát triển sản xuất và tình trạng phân hoá giàu nghèo và tình trạng cho vay nặng lãi sẽ tăng lên ở nông thôn.

Để tạo vốn cho hộ có thể kết hợp nhiều biên pháp khác nhau, trong đó biên pháp cơ bản là Ngân hàng phải cho vay trực tiếp đến từng hộ gia đình. Đó chính là chính sách lãi xuất của Nhà nước hiện nay. Qua quá trình hoạt động thực tế của mình hệ thống các Ngân hàng thương mại Việt Nam đã thể hiện vai trò to lớn của tín dụng Ngân hàng đối với sự phát triển kinh tế hộ cụ thể là: Tín dụng Ngân hàng cung cấp vôn cho hộ trên cơ sở nhu cầu vay vốn, từ đó Ngân hàng cung cấp vốn cho từng hộ giúp họ tân dụng khai thác moi tiền năng đất đai, lao động và tài nguyên thiên nhiên từ đó đóng góp ngày càng nhiều hơn, phong phú hơn hàng hoá để cung cấp cho sản xuất công nghiệp, xuất khẩu và đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm toàn xã hội.

Trên thực tế trong những năm vừa qua cùng với lỗ lực trong hoạt động tín dụng cho vay hộ nông dân của Ngân hàng NNo&PTNT huyện Thường tín đã giúp nhiều hộ nông dân có điều kiện vay vốn phát triển sản xuất. Số hộ làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương ngày càng nhiều, những trang trại gia đình trồng cây ăn quả, cây nâu năm, chăn nuôi gia súc, gia cầm được mở rộng và phát triển. Như là gia đình anh Lê Văn Công ở Hồng vân vơí việc phát triển trang trại lợn, gia đình

bà Nguyễn thị Nga ở Vân tảo phát triển mô hình VAC… hàng năm thu nhập bình quân 25-30 triệu đồng.

Gia đình anh Nguyễn Văn Mạnh ơ Tự Nhiên là một trong hộ điểm hình trong việc phát triển kinh tế trang trại hộ gia đình, Năm 2004, anh đã mạnh dạn vay ngân hàng 30 triệu đồng để chuyển đổi toàn bộ diện tích 15.2 sào và thuê thêm 5 sào bên cạnh để lập thành một trang trại nhỏ, với 6 nhân khẩu trong đó có 4 lao động chính, nên đủ sức tập trung cho việc sản xuất vườn trại. Anh quy hoach dành 6.5 sào xây dựng một dãy chuồng trại chăn nuôi gà, và một ao thả cá, còn toàn bộ đất anh dưa vào trồng cây cảnh như: cây xanh, đào quất cảnh. Anh cùng một số người trong xã lên Nhật Tân học hỏi kỹ thuật trồng đào, quất cảnh. Với sự học hỏi tìm tòi anh đã thành công trong việc trồng đào với số lượng 850-1000 cây đào cảnh. Mỗi sào cho thu nhập 10-15 triệu đồng, nếu tính hiệu quả sẽ cao gấp 7-10 lần so với trồng lúa. Trong năm nay gia đình anh đã thu lãi 15-20 triệu đồng từ việc nuôi gà ( trang trại gà của anh đã tránh được dịch bệnh, do đã có những biện pháp tiên phòng và cách dịch một cách có hiệu quả từ sự giúp đỡ của cán bộ thú y, có uy tín với chủ mua bán gà ơ Hà Nội.). Diện tích ao cho thu 1000kg cá các loại như: trắm, trôi, mè…trừ hết chi phí lãi 8-10 triệu đồng, nguồn thu đáng kể nhất của anh là hiện nay là có 1000 gốc đào đang sinh trưởng và phát triển tốt, ước tính được giá vào dịp tết sẽ cho thu hoạch khoảng 40-50 triệu đồng. Để mở rộng sản xuất trang trại anh mong muốn được vay vốn ngân hàng với lãi suất thấp và được sự giúp đỡ của các cơ quan Nông nghiệp và hội khuyến nông giúp đỡ chuyển giao khoa học kỹ thuât, Và hiện nay anh đang tham gia vào hội sinh vật cảnh của huyện, anh hiện có 30 gốc cây xanh có giá trị ước tính sau 5-10 năm mỗi cây thành thế sẽ cho anh khoảng 25-30 triệu.

Một phần của tài liệu Thực trạng sử dụng vốn tín dụng hộ nông dân tại Ngân hàng ngân hàng nông nghiệp và phát triển huyện Thường tín trong thời gian qua (Trang 26 - 27)