BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Một phần của tài liệu SKKN Cần giúp học sinh có kĩ năng lập dàn ý nhằm nâng cao kĩ năng làm văn cho học sinh (Trang 25)

Áp dụng sáng kiến kinh nghiệm và qua thực tế giảng dạy tôi thấy rằng:

Lập dàn ý trước khi làm bài Tập làm văn là một việc làm cần thiết. Đây không phải là công việc " thừa " như một số ý kiến sai lệch từ phía học sinh.

Khi giảng dạy tập làm văn giáo viên phải thực sự coi trọng khâu lập dàn ý, có thể phải kiểm tra thường xuyên hoặc yêu cầu lập dàn ý trước khi làm bài để kiểm tra đánh giá, cho điểm.

Muốn lập được dàn ý, học sinh phải thành thục các kĩ năng tìm ý, chọn ý, sắp xếp ý, phải nắm vững đặc trưng của từng kiểu bài để lập dàn ý cho phù hợp. Hơn nữa học sinh phải tự trang bị cho mình những kiến thức thì mới tìm ra những ý cần thiết để lập một dàn ý đầy đủ, chính xác.

Chất lượng của dàn ý phụ thuộc vào kết quả của kĩ năng phân tích đề, khả năng tư duy, sắp xếp ý. Mức độ của dàn ý ( đại cương hay chi tiết ) phụ thuộc vào thời gian làm bài cho phép. Khi các em đã biết yêu cầu của một dàn ý, phương pháp lập dàn ý các em sẽ nhanh chóng thiết lập được dàn ý khoa học, đầy đủ tạo tiền đề cho việc viết thành bài văn hoàn chỉnh bởi " Dàn ý là

bản thiết kế và khi viết bài văn là giai đoạn thi công trên cơ sở bản thiết kế đó " (Trần Đình Sử )

- Kinh nghiệm này không chỉ áp dụng để rèn luyện kĩ năng lập dàn ý cho học sinh lớp 6 mà nó còn có khả năng áp dụng trong khi rèn luyện kĩ năng lập dàn ý cho học sinh các lớp 7, 8, 9 bậc THCS.

Một phần của tài liệu SKKN Cần giúp học sinh có kĩ năng lập dàn ý nhằm nâng cao kĩ năng làm văn cho học sinh (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(29 trang)
w