thông tin tín dụng:
Hệ thống thông tin tín dụng hình thành và phát triển là tất yếu khách quan phù hợp với tiến trình phát triển và đáp ứng đòi hỏi của hoạt động tiền tệ nói chung và tín dụng nói riêng trong nền kinh tế thị trường. Hệ thống thông tin tín dụng góp phần giảm sự không cân xứng về thông tin giữa người vay và người cho vay, cho phép người cho vay đánh giá rủi ro chính xác hơn, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng. Đặc biệt, với hệ thống thông tin này giúp các tổ chức tín dụng mở rộng tín dụng đến doanh nghiệp nhỏ và vừa nhờ việc ngăn chặn những khách hàng xấu, giúp các khách hàng tốt tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng với chi phí thấp do giảm chi phí điều tra thông tin.
Trong thời gian qua, hệ thông tin tín dụng ngân hàng Việt Nam mà nòng cốt là trung tâm thông tin tín dụng (CIC) đã hoạt động khá hiệu quả, thu thập được đối tượng đầy đủ về thông tin hoạt động tín dụng trong nền kinh tế góp phần giảm thiểu rui ro tín dụng, giúp ngân hàng Nhà nước quản lý các tổ chức tín dụng… Để nâng cao năng lực quản lý rủi ro, cũng như mở rộng hoạt động tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa, thì cần thúc đẩy tiếp tục hoàn thiện và phát triển hơn nữa hoạt động của hệ thống thông tin tín dụng.
Ngân hàng Nhà nước cần có quy định đổi mới đối với các tổ chức tín dụng về việc báo cáo và khai thác thông tin tín dụng từ trung tâm thông tin tín dụng (CIC). Khi xét cấp tín dụng đối với khách hàng, đặc biệt là đối với doanh nghiệp, tổ chức tín dụng phải khai báo ngay và sử dụng báo cáo của trung tâm thông tin tín dụng như một tài liệu bắt buộc trong quá trình thẩm định.
Trung tâm thông tin tín dụng cũng cần nhanh chóng củng cố cán bộ, áp dụng công nghệ mới, hiện đại hoá và tự động hoá các công đoạn để đẩy mạnh việc thu thập, xử lý, và cung cấp thông tin đáp ứng kịp thời nhu cầu của các tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó, trung tâm cũng nên đi sâu, phân tích, đánh gia, kịp thời dự báo, cảnh báo nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, cung cấp thêm nhiều sản phẩm thông tin tín dụng.
KẾT LUẬN
Mở rộng tín dụng trên cơ sở nâng chất lượng tín dụng sẽ mang lại lợi ích cho cả ngân hàng và doanh nghiệp. Vì vậy Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam cần có kế hoạch chiến lược dài hạn và hợp lý để khai thác tốt thị trường tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa. Mở rộng tín dụng vì thị trường tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa rất tiềm năng và sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Đồng thời phải nâng cao chất lượng tín dụng vì thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng, dẫn đến rủi ro của thị trường này cũng tăng lên.
Hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời gian qua có chiều hướng phát triển mạnh, góp phần không nhỏ vào kết quả hoạt động chung của SGD. Sự phát triển mạnh mẽ mạng lưới chi nhánh, kết hợp với các chiến lược marketing hợp lý đã nâng cao uy tín và niềm tin của khách hàng đối với Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam ngày càng tăng. Hình ảnh và thương hiệu Ngân
hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam ngày càng phát triển trên thị trường. Tuy nhiên hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa là lĩnh vực kinh doanh mới mẽ nên còn nhiều hạn chế nhất định, SGD mới chỉ khai thác một phần không lớn thị trường đầy tiềm năng này.
Để đạt được những mục tiêu đề ra, xây dựng cơ cấu tín dụng hợp lý, có đủ thế và lực để phát triển trong giao đoạn mới. Giai đoạn nghành ngân hàng chính thức hội nhập quốc tế vào năm 2011. Thì Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam nói chung và SGD nói riêng cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp về xây dựng chính sách tín dụng, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng phân tích tín dụng, đầu tư hệ thống thông tin… Vì chỉ có thể làm mạnh mình lên thì mới tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường ngày càng khốc liệt và đầy biến động của đất nước ta trong thời gian tới.