1.Cơ hội của Việt Nam khi gia nhập WTO:
Khi là thành viên, hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam được đối xử bình đẳng như với mọi thành viên khác. Hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam được đối xử bình đẳng như hàng hoá và dịch vụ của nước nhập khẩu.
Qua các vòng đàm phán đa phương, thuế quan của mọi thành viên giảm khá nhanh. Các rào cản phi thuế hạn chế nhập khẩu cũng được cắt giảm dần dần, các biện pháp hạn chế định lượng bị cấm sử dụng. Cơ hội sẽ ngang bằng hơn cho mọi doanh nghiệp.
Các nhà sản xuất và kinh doanh xuất khẩu có thể vạch ra kế hoạch kinh doanh dài hạn trên cơ sở hàng rào bảo hộ của các đối tác chỉ giảm đi chứ không thể tăng lên.
Có thể duy trì chính sách bảo hộ cho các ngành sản xuất non trẻ có tiềm năng trong tương lai trong một thời gian xác định.
2.Thách thức của việt nam khi gia nhập WTO:
Một số cam kết song phương, ví dụ như giảm thuế suất thấp nhất áp dụng với một hàng nhập cụ thể từ một nước phải cho tất cả các thành viên hưởng. Nước ta sẽ phải loại bỏ một số đối xử ưu đãi hơn cho hàng hóa và dịch vụ trong nước, chẳng hạn ưu đãi về thuế tiêu thụ đặc biệt hay chi phí sử dụng điện.
Để có thể gia nhập WTO, ta phải có cam kết thuế trần hoặc ràng buộc thuế nhập khẩu với rất nhiều mặt hàng. Một số trong số doanh nghiệp đang được hưởng đặc quyền sẽ mất toàn bộ hay một phần các đặc quyền bất cập với thực hành quốc tế.
Một số nhà sản xuất hàng hoá và cung cấp dịch vụ của ta sẽ phải chấp nhận những thách thức trực diện lớn trong cạnh tranh với hàng nhập khẩu và các nhà cung cấp dịch vụ trong nước và nước ngoài.
Cần xây dựng cơ chế và bộ máy hành chính chống cạnh tranh không lành mạnh. Một số doanh nghiệp sẽ mất các đặc quyền, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và phân phối.
Ưu đãi là mầm mống của sự ỷ lại, đe dọa hạn chế sức cạnh tranh lâu dài khi phải cạnh tranh ở điều kiện không có ưu đãi.