Một số nguyên nhân

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNHHÀ NỘI (Trang 25 - 28)

* Nguyên nhân chủ quan

- Về tỏ chức mạng lưới kinh doanh: mạng lưới kinh doanh của NHNo & PTNT Hà Nội chưa nhiều thậm chí còn rất nhỏ, Ngân hàng chưa mở rộng mạng lưới kinh doanh theo các địa bàn thành phổ, tỉnh, và các vùng kinh tế trọng điểm, nơi tập trung dân cư, có tác động rất mạnh vào hoạt động huy động vốn của Ngân hàng. Điều này đã bộc lộ ra những yếu kém của chính Ngân hàng, vừa chưa xác định được vị thế vừa kém hiệu quả và hoạt động với năng suất lao động thấp. Tổ chức bộ máy cục bộ, chưa mang tính hệ thống, chưa phù hợp với yêu cầu kinh doanh và phát triển trong gian đoạn ngày nay.

- Về trình độ cán bộ: với trình bộ đội ngũ cán bộ nhân viên của Ngân hàng hiện nay, tuy có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn thiếu kinh nghiệm, chưa thật sự nhạy bén, thiếu thông tin về khách hàng. Mặc dù, Ngân hàng luôn quan tâm tới việc đào tạo bồi dưỡng nâng cao khả năng và nghiệp vụ ngoài ra trong công tác tuyển chọn cán bộ tín dụng cũng đặt ra yêu cầu thông qua thi tuyển nghiêm túc.

Tuy nhiên khả năng áp dụng kiến thức vào thực tế của đội ngũ cán bộ còn rất hạn chế nhất là cán bộ tín dụng còn thiếu sự năng động, nhạy bén trong công việc.

- Thông tin cung cấp cho cán bộ tín dụng còn thiếu cập nhật, chưa đầy đủ, chính xác. Có nhiều văn bản cung cấp cho cán bộ tín dụng thực hiện thì mỗi cán bộ lại có cách hiểu khác nhau. Công tác cập nhận, phân tích và xử lý thông tin chưa được rõ rang. Đây là một trong nhưng nguyên nhân làm cho việc nhận định trình quản lý tín dụng.

- Việc thực hiện chính sách hàng chưa thực sự linh hoạt. Chính sách lãi suất đối với những khách hàng lớn chưa hấp dẫn, trong khi đó môi trường kinh doanh trong nền kinh tế cạnh tranh ngày càng gay gắt, khốc liệt ảnh hưởng không trình quản lý tín dụng.

- Về công tác phân tích và thẩm định khách hàng: Việc xây dựng quy chế, quy trình thẩm định của Ngân hàng chưa làm tốt, gây nên nhiều đầu tư mối thẩm định, kéo dài thời gian nhất định là khâu thẩm định thực tiếp thiếu tính trách nhiệm cao. Việc quyết định cho vay còn chưa rõ ràng. Nhận thức về vai trò, vị trí của công tác thẩm định, kinh tế kỹ thuật và tư vấn đầu tư có nơi, có lúc còn chưa thống nhất, chưa ngang tầm với yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động. Đồng thời, công tác kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn của khách hàng chưa được chặt chẽ dẫn đến rủi ro cho khách hàng và Ngân hàng. Việc cho vay đối với các khách hàng xa, Ngân hàng rất khó thực hiện việc điều tra, giám sát khách hàng là nguyên nhân dẫn đến rủi ro kinh doanh của Ngân hàng và nguyên nhân làm cho nợ quá hạn tăng.

- Vai trò chủ động kiểm tra, kiểm soát nội bộ: Ngân hàng chưa được thực hiện thường xuyên, chưa sâu cả vè nội dung và biện pháp xử lý. Chất lượng kiểm tra, phúc tra chưa cao đồng thời việc xử lý chưa kiên quyết, dứt điểm.

- Về công nghệ Ngân hàng hàng: hiện nay, với khoa học công nghệ phát triển như bão các chương trình ứng dụng được liên tục triển khai nhưng Ngân hàng chậm nâng cấp do thường xuyên không đảm bảo được việc đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ cũng như thích ứng với những thay đổi về môi trương công nghệ. Đội ngũ cán bộ tin học luôn được bổ sung hàng năm tuy nhiên chưa có nhiều cán bộ giỏi và chuyên sâu trong các lĩnh vực phân tích thiết kệ hệ thống, quản lý dự án và hệ thống thong tin, nghiệp vụ Ngân hàng và đặc biệt là mô hình nghiệp vụ của của một Ngân hàng hiện đại. Việc đào tạo để cập nhật kiến thức công nghệ mới chưa được đều đặn theo kế hoạch do đó hạn chế khả năng đóng góp của đội ngũ tin học cũng như để có thể phát triển các ứng dụng công nghệ mới có chất lượng.

* Nguyên nhân khách quan

- Môi trường pháp lý: mặc dù trong những năm qua, Quốc hội và Nhà nước đã thông qua và ban hành một số luật có lien quan đến đầu tư tư nhân: Luật Công ty, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, nhằm thúc đẩy môi trường đầu tư trong cũng như thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, các nhà đầu tư trong nước cũng như nhà đầu tư nước ngoài vẫn chưa hoàn toàn tin tưởng để đảm bảo quyền sở hữu tài sản của họ. Điều này lam tạo ra khoảng cách về chính sách cho từng loại doanh nghiệp có các chủ sở hữu khác nhau.

Nhà nước cũng đang từng bước điều chỉnh chính sách kinh tế vĩ mô cho phù hợp với sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, các tổ chức kinh tế buộc phải đổi mới phương án sản xuất để kịp thời sự thay đổi của chính sách, kinh doanh thua lỗ hoặc không đủ điều kiện để vay vốn. Do đó, nó ảnh hưởng rất lớn đến khả năng mở rộng tín dụng của NHTM nói chung và đối với NHNo & PTNT Hà Nội nói riêng.

Môi trường kinh tế: Cùng với quá trình mở rộng và hội nhập với các tổ chức kinh tế khu vực và trên thế giới, việc thực hiện các điều khoản của tiền trình tự do hoá, hội nhập toàn cầu như hiện nay thì các thách thức mà hệ thống Ngân hàng Việt Nam phải đối mặt ngày càng khốc liệt hơn. Các chương trình mà Việt Nan phải tiến hành hội nhập nói trên có ảnh hưởng lớn tới hoạt động của các Ngân hàng, đặc biệt đối với NHNo & PTNT phải cạnh tranh gay gắt hơn trong việc giữ được khách hàng truyền thống, thu hút được khách hàng tiềm năng.

- Nguyên nhân từ phía khách hàng: Khách hàng chủ yếu của NHNo & PTNT Hà Nội là những nông dân, trong thời gian qua kết quả thu hoạch của nông dân toàn quốc bị giảm sút, dẫn đến thiếu vốn trong đầu tư loại giống cây trồng có năng suất cao, bị thu hẹp trong việc áp dụngkỹ thuật công nghệ và sản xuất nông nghiệp nói chung. Chính vì những điều này làm cho tình hình sản xuất của nông dân gặp khó khăn trong cả khâu sản xuất và bị ép giá cả từ phía cá nhân lẫn Nhà nước.

Điều này, làm cho nông dân vay vốn không có đủ tiền trả nợ và làm tác động đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNHHÀ NỘI (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(28 trang)
w