Chiến lược quảng bá thương hiệu

Một phần của tài liệu Chiến lược sản phẩm của công ty cà phê Trung Nguyên (Trang 32 - 33)

Ở Việt Nam, triết lý cà phê mới manh nha. Để có được triết lý ấy, cần dựa trên quan điểm của địa phương, dân tộc và thế giới về loại sản phẩm này. Nó sẽ được bồi đắp bởi những người uống và đam mê cà phê theo thời gian, ngay một lúc không thể hoàn tất được.

Công ty cần nhìn nhận đây là vấn đề nghiêm túc và phải có công trình nghiên cứu cẩn thận. Cà phê là mẫu số chung để quy tụ 2 triệu tín đồ uống cà phê ở nhiều quốc gia, sắc tộc, màu da, quan điểm chính trị và tôn giáo khác nhau. Do đó, cần phải nghiên cứu nó với tư cách một công trình khoa học. Nếu có được triết lý ấy, Việt Nam sẽ có một cơ hội quá lớn. Lần đầu tiên Việt Nam sẽ trở thành nhà tư tưởng, có thể xuất khẩu và quy tụ được những người khác nhau trên thế giới

Trong chiến lược marketing, muốn xây dựng thương hiệu, doanh nghiệp bao giờ cũng phải là người đi đầu ở một khía cạnh nào đó. Luật dẫn đầu áp dụng cho tất cả các sản phẩm kể từ thể rắn như xe cộ và máy tính đến thể mềm như các trường đại học và các thức uống. Đừng cố thay đổi một vị trí dẫn đầu của sản phẩm nào đó mà nên tạo ra một sản phẩm mới khiến cho doanh nghiệp có thể đứng ở vị trí đầu tiên.

Xây dựng thương hiệu là tìm ra điểm mới, mới như thế nào. Mỗi thương hiệu nên phát ngôn được hai vấn đề: giá trị cốt lõi và sự khác biệt hấp dẫn thế giới người sử dụng. Vấn đề này đòi hỏi sự tư vấn của các chuyên gia về nhiều lĩnh vực triết học, tâm lý học...

Cần xây dựng một thương hiệu cà phê Việt Nam ngon nhất thế giới về chất lượng, nâng nó trở thành triết lý sống, là ngôn ngữ thứ hai của thế giới.

Một phần của tài liệu Chiến lược sản phẩm của công ty cà phê Trung Nguyên (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w