thành công ở Trung Quốc và Ấn Độ?
a. Với thị trường trung quốc:
- Wal-mart nên xây dựng mối quan hệ với các cơ quan chính phủ trung ương và địa phương cũng như với các cộng đồng địa phương: hỗ trợ tổ chức từ thiện địa phương, và thậm chí xây dựng một trường học cho cộng đồng địa phương.
Đại học kinh tế quốc dân
- Wal-Mart cần nhìn lại chiến lược bởi họ đương đầu với quá nhiều sự cạnh tranh từ các kênh bán hàng mới như bán hàng trực tuyến, giá bất động sản và chi phí lao động tăng, hơn thế nữa sở thích của người tiêu dùng đang thay đổi thị trường bán lẻ Trung Quốc.
- Phải hiểu thói quen của người dân: người tiêu dùng tại Trung Quốc chuộng các cửa hàng bán lẻ nhỏ nên wal-mart không được phụ thuộc vào mô hình các siêu thị bán lẻ lớn đã giúp công ty này thành công tại Mĩ để áp dụng với trung quốc.
- Nhân viên của walmart ở các quốc gia khác nhau thường đều là người bản địa,người dân của chính quốc gia đó.
Đại học kinh tế quốc dân
- Sự phát triển của các công ty sản xuất với giá thành rẻ mạt ở Trung Quốc, Ấn Độ là một nguồn lợi cho Wal-Mart. Mỗi năm Wal-Mart mua khoảng 1,5 tỉ USD hàng hóa từ Trung Quốc, một nửa mua trực tiếp, một nửa qua các trung gian.
- Một đặc điểm của công ty Wal-Mart là nắm rõ tâm lý khách hàng. Wal-Mart cũng tận dụng kỹ thuật tin học để tập trung các dữ liệu về người tiêu thụ, về khách hàng của chính họ, giúp cho họ làm kế hoạch sát thực tế hơn.
b. Với thị trường ấn độ:
- Wal-Mart sẽ phải học cách xoay xở đối phó với các đảng phái chính trị có tư tưởng bảo hộ và chống tư bản cao độ, hệ thống đường bộ tồi tệ, mất điện thường xuyên, những khó khăn trong việc mua được những lô đất thích hợp, và việc thiếu
Đại học kinh tế quốc dân
những hệ thống phân phối thỏa đáng và những hệ thống kho lạnh lưu giữ hàng hoá, cũng như các vấn đề đáng quan tâm khác.
- Phải tìm hiểu kĩ về sự đa dạng văn hóa của ấn độ.vì:văn hóa Ấn Độ với 18 ngôn ngữ chính thức, 6.000 đẳng cấp và tiểu đẳng cấp, và ở mỗi khu vực khác nhau lại có nền văn hóa tiêu dùng khác nhau.
- Wal mart xây dựng một nền tảngcho việc khai mở thị trường bán lẻ của ấn độ bằng cách thiết lập mối quan hệ với các nhà cung cấp, nhà phân phối, và người tiêu dùng Ấn Độ.
"Những gì chúng tôi đã thấy ở Trung Quốc khi chúng tôi có được các cửa hàng trong dân chúng và có được nhiều khách hàng hơn, chúng tôi bắt đầu biết nhiều hơn về các
Đại học kinh tế quốc dân
nhà cung cấp. Và khi chúng tôi đã biết về những nhà cung cấp, chúng tôi sẽ có cơ hội tìm hiểu về các sản phẩm của họ và thực sự xuất khẩu chúng",
- Wal-Mart sẽ cần phải hiểu rõ được những động lực chính trị và thị trường và khai thác các bài học đã có được từ quá trình thâm nhập vào các thị trường mới nổi khác để đạt được thành công khi thị trường Ấn Độ mở ra.
Những biện pháp chung mà walmart đã sử dụng cho cả 2 thị trường trên:
- Dùng giải pháp cho khách hàng là giá rẻ mỗi ngày. Wal-Mart không những bán hàng tiện nghi với nhiều chủng loại mà còn là nơi dừng chân mua sắm một lần, nơi khách hàng có thể mua từ cây kim, sợi chỉ đến hàng công nghiệp. Với đề xuất giá trị này, khách hàng sẽ tiết kiệm thời gian và tiền bạc.
Đại học kinh tế quốc dân
- Wal-Mart xây dựng hệ thống bán hàng trực tiếp. Hãng cũng thường xuyên trao đổi với khách hàng qua các phương tiện truyền thông chi phí thấp, đặc biệt là tận dụng triệt để mạng internet.
- Wal-Mart thiết lập quan hệ khách hàng dựa trên cơ sở tự phục vụ và tự động hóa song song với việc kết hợp các sản phẩm cần thiết gần nhau. Wal-Mart phân loại khách hàng thành 3 nhóm chính: những người có thu thập thấp thích hàng hiệu, những người mua sắm giàu có nhưng thích giá rẻ và những người thích giá rẻ nhưng không thể mua nhiều.
- Hãng xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với nhà cung ứng, xem họ như là một thành phần của chuỗi giá trị và tận dụng lợi thế mua nhiều với giá thấp.
Đại học kinh tế quốc dân
- Cấu trúc chi phí của Wal-Mart tập trung vào việc giảm thiểu chi phí và tiết kiệm dựa trên quy mô lớn; áp dụng công nghệ thông tin. Wal-Mart cũng nổi tiếng với những phương pháp chuyển chi phí hoạt động sang phía nhà cung ứng.