Nhóm nhân tố chủ quan bên trong Quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về Du lịch trên địa bàn Hà Nội (Trang 33)

7. Kết cấu luận văn

1.3.1.Nhóm nhân tố chủ quan bên trong Quản lý nhà nước

a. Các nhân tố liên quan đến chính sách, kỹ năng quản trị của chính quyền các cấp của Thành phố

- Các quy định của pháp luật về quản lý ngành du lịch trên phạm vi cả nước cũng như trên địa bàn Thủ đô Hà Nội: Các văn bản pháp luật chính là

cơ sở pháp lý tạo hành lang an toàn, quy chuẩn cho các hoạt động và kinh doanh du lịch. Chính quyền các cấp của Thành phố cần chú trọng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, nhất là các văn bản mang tính pháp lý – hành chính để cụ thể hóa và triển khai thực hiện các chủ trương, quan điểm chỉ đạo, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước trên địa bàn Thủ đô phù hợp với điều kiện và đặc điểm của địa phương. Thông qua đó, đảm bảo quá trình gắn kết lợi ích giữa nhà nước và nhân dân; vừa nhằm đạt được các mục tiêu của nhà nước vừa thực hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân.

- Định hướng, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô: Thông qua việc xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các

định hướng, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội sẽ huy động các nguồn lực hiện có của địa phương và sự hỗ trợ từ trung ương vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nói chung và ngành du lịch Thủ đô nói riêng.

- Chính sách thuế, giá của các cơ quan quản lý du lịch ở Trung ương và các cấp của Thành phố cũng như của các tổ chức kinh doanh du lịch: Đây

được coi là các công cụ mang tính chất đòn bẩy, có thể kích thích hoặc kìm hãm sự phát triển của ngành du lịch. Chẳng hạn chính sách giảm giá các dịch vụ - hàng hóa phục vụ du lịch trước và sau thời vụ du lịch chính, hoặc dùng các hình thức khuyến mãi để kéo dài thời gian, thời vụ du lịch.

26

- Vai trò, năng lực, hiệu lực, hiệu quả của chính quyền địa phương các cấp của Thành phố trong việc quản lý chung cũng như quản lý ngành du lịch:

Vấn đề bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương; khả năng tổ chức quản lý và khai thác, sử dụng các nguồn lực phát triển kinh tế, xã hội, du lịch của Thủ đô; khả năng tổ chức cung cấp các dịch vụ công (cả dịch vụ hành chính công và dịch vụ công cộng) để đáp ứng yêu cầu của quản lý nhà nước trên địa bàn và nhu cầu của công dân và tổ chức; tính chủ động trong việc hỗ trợ xúc tiến đầu tư phát triển thị trường du lịch.

- Nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch: Vốn là một trong những nguồn

lực rất quan trọng để ngành du lịch Thủ đô có sức phát triển. Cần có chính sách hỗ trợ vay vốn và đổi mới về cơ chế cho vay để tăng khả năng tiếp cận vốn vay của tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh du lịch, tạo ra một môi trường bình đẳng trong tiếp cận tín dụng mà không phân biệt thành phần sở hữu; xem xét sử dụng một số biện pháp kỹ thuật để tăng nguồn vốn cho ngành kinh tế này; nhân rộng mô hình và hiệu quả hoạt động của các Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong ngành du lịch trên địa bàn Thành phố nhằm cải thiện khả năng tiếp cận tốt hơn tới nguồn vốn tín dụng từ hệ thống ngân hàng thương mại; triển khai các hoạt động hỗ trợ các hộ kinh doanh du lịch trong việc đa dạng hóa kênh huy động vốn. Khuyến khích các ngân hàng và quỹ tín dụng cho các hộ kinh doanh du lịch vay vốn và bảo đảm tín chấp cho hoạt động vay vốn.

- Nguồn nhân lực quản lý và lao động trong ngành du lịch: Trước hết

là yếu tố năng lực, phẩm chất đội ngũ cán bộ, công chức địa phương làm công tác quản lý hoạt động du lịch. Bên cạnh đó, sự phát triển của ngành du lịch Thủ đô còn phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức, văn hóa – lối sống, trình độ, kỹ năng của đội ngũ lao động trực tiếp tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ du lịch. Muốn có đội ngũ cán bộ quản lý và nguồn lao động du

27

lịch có chất lượng cao, phải chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực.

b. Các nhân tố mang tính tổ chức- kỹ thuật

- Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội: Việc đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở

hạ tầng, kết cấu vật chất – kỹ thuật có vai trò hết sức quan trọng, tạo đà phát triển kinh tế - xã hội nói chung cũng như phát triển ngành du lịch nói riêng. Điều này càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Hà Nội, Thủ đô của cả nước. Các công trình giao thông, công sở, chung cư, cao ốc văn phòng, điện, nước, cơ sở vật chất – dịch vụ tại các địa điểm du lịch… có tác động mạnh mẽ đến việc thúc đẩy du lịch phát triển, làm thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu của du khách.

- Cơ cấu của cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch và cách thức tổ chức hoạt động trong các cơ sở du lịch: Các yếu tố này ảnh hưởng đến việc phân bố nhu

cầu của khách du lịch theo thời gian. Chẳng hạn việc xây dựng các khách sạn có hội trường, bể bơi, sân tennis, các trung tâm nghỉ dưỡng, chữa bệnh… tạo điều kiện cho các cơ sở này hoạt động quanh năm thay vì chỉ hoạt động trong một vài tháng nhất định.

- Khả năng tổ chức các hoạt động du lịch hợp lý: Việc phân bố hợp lý các

hoạt động vui chơi, giải trí, tổ chức hoạt động cho du khách có thể khắc phục sự ảnh hưởng của những nhân tố khách quan tác động đến thời vụ du lịch.

- Các hoạt động tuyên truyền, quảng bá: Các hoạt động này tác động mạnh mẽ đến sự thu hút, phân bố luồng khách du lịch, giúp cho khách du lịch nắm được các thông tin về điểm du lịch để họ sắp xếp kế hoạch đi du lịch một cách hợp lý.

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về Du lịch trên địa bàn Hà Nội (Trang 33)