IV. Hibernate Criteria Quer y: 1.Định nghĩa :
a) Thông tin thành viê n:
Chức năng này cung cấp cho cả admin và các thành viên khác trong dự án. Danh sách thành viên
Admin có quyền xóa thành viên ra khỏi dự án.
Admin có quyền thêm thành viên vào dự án .
b)Workspace :
Chức năng này chỉ cung cấp cho các thành viên trong dự án. Trang này được thiết kế một menu bao gồm : Danh Sách Nhiệm Vụ, Nhiệm Vụ Của Tôi, Thêm Nhiệm Vụ.
●Danh Sách Nhiệm Vụ : Liệt kê ra 10 nhiệm vụ có thời gian tạo ra gần với thời điểm hiện tại nhất, thuộc các thể loại sau : Nhiệm Vụ Mới, Nhiệm Vụ Đã Giao, Nhiệm Vụ Chưa Hoàn Thành, Nhiệm Vụ Hoàn Thành. Tùy thuộc vào vai trò của user trong dự án mà các thể loại công việc được hiển thị sẽ khác nhau.
Hình 5.12 – Danh sách công việc đối với user khác
Ngay sau danh sách công việc là menu màu sắc của các trạng thái của bất kỳ một công việc nào trong dự án.
Đường link tại mã số công việc sẽ dẫn đến trang chi tiết về công việc đó.
Hình 5.13 –Chi tiết công việc
Bảng “Lịch Sử” sẽ hiển thị tất cả các thay đổi mà các thành viên trong dự án đã tạo ra trên công việc. Nút lệnh “Cập Nhật” cho phép user có thể chuyển đến trang cập nhật thông tin công việc. Ngoài ra user cũng có thể click vào biểu tượng có cây viết ở danh sách nhiệm vụ phía trên khi muốn cập nhật thông tin về công việc. Và chú ý rằng, chỉ có PL và người được giao công việc này mới có thể cập nhật nó mà thôi.
Trang cập nhật công việc.
●Nhiệm Vụ Của Tôi :
Cho phép user tìm kiếm công việc của mình hoặc của các thành viên khác theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau.
●Thêm Công Việc :
Chức năng này chỉ dành cho PL.
5.Một vài hình ảnh giao diện tiếng Anh:
KẾT LUẬN
Có thể nói chương trình quản lý thông tin các dự án phần mềm là một chương trình có khả năng mở rộng là rất lớn. Nhưng do thời gian có giới hạn nên em chỉ thực hiện được một phần nhỏ chức năng của chương trình. Trong thời gian tới đây, em sẽ cố gắng hiện thực được những chức năng còn lại để chương trình ngày càng được hoàn thiện hơn.
Sau hơn 4 tháng làm việc trong Java, đặc biệt là với Hibernate và Spring MVC. Em đã hiểu rõ về 2 framework này hơn rất nhiều. Thực sự khi mới tiếp cận với 2 framework này, không ít người sẽ cảm thấy khó khăn bởi lẽ trong chúng cái gì cũng mới lạ. Nhưng khi đã hiểu được chúng rồi mới thấy chúng thật hay. Những dòng code thật ngắn gọn, những tính năng mà chúng hỗ trợ...
Trong phần sau của đề tài, em sẽ tìm hiểu và áp dụng các tính năng nâng cao trong 2 framework này như Hibernate Caching hay Spring MVC Annotations nhằm cải thiện tốc độ của chương trình, điều mà bấy lâu nay vẫn là hạn chế của Hibernate.