X: CH3CH2CH2OH 33,39%; Y: CH3CH2CH2CH 2OH Z: CH3CH2CHOHCH

Một phần của tài liệu Đề hoá 12 - sưu tầm đề kiểm tra, thi học kỳ, tốt nghiệp thi thử đại học cao đẳng tham khảo bồi dưỡng (142) (Trang 45)

Câu 9. Thể tích hơi của 6,84 gam hỗn hợp 2 chất X, Y là đồng đẳng kế tiếp nhau bằng thể tích của 3,2 gam khí oxi đo ở cùng điều kiện. Đốt cháy hoàn toàn 3,42 gam hỗn hợp trên cần dùng 6,045 lít O2 (đktc) thu được 7,92 gam CO2. Oxi hoá không hoàn toàn X hoặc Y đều thu được sản phẩm có phản ứng tráng gương và đều có mạch cacbon không phân nhánh. Công thức cấu tạo của X, Y tương ứng là

A. CH3OH và CH3CH2OH. B. CH3CH2OH và CH3CH2CH2OH

BỘ ĐỀ HÓA HỌC- Jos. NCD -- C. CH3CH2CH2OH và CH3CH2CH2CH2OH D. CH3CH2CH2CH2OH và CH3CH2CH2CH2CH2OH

Câu 10. Ở 109,2oC và 1 atm, thể tích của 1,08 gam hỗn hợp 2 chất hữu cơ cùng chức X, Y bằng 627,2 ml. Nếu cho 1,08 gam hỗn hợp trên tác dụng với Na dư thì có 336 ml khí thoát ra (đktc) ; còn nếu đốt cháy hoàn toàn 1,08 gam hỗn hợp này thì thu được 896 ml khí CO2 (đktc) và 1,08 gam H2O. Công thức phân tử X, Y là

A. CH3OH và C2H5OH. B.C2H5OH và C2H4(OH)2 C. C2H4(OH)2 và C3H5(OH)3 D. C3H7OH và C2H4(OH)2

Câu 11. Hoá hơi 1,4 gam một anđehit X thu được thể tích hơi đúng bằng thể tích của 0,64 gam oxi ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Mặt khác, hiđro hoá hoàn toàn X thu được ancol iso butylic. Công thức cấu tạo của X là

A. CH3CH2CH2CHO B. CH2=CHCH2CHO C. CH3CH(CH3)CHO D. CH2=C(CH3)CHO

Câu 12. Hoà tan cùng một lượng oxit của kim loại M (có hoá trị không đổi) trong dung dịch HCl và dung dịch HNO3. Cô cạn 2 dung dịch thu được 2 muối khan, thấy khối lượng muối nitrat nhiều hơn khối lượng muối clorua một lượng bằng 99,38 % khối lượng oxit đem hoà tan. Công thức oxit là

A. MgO B. Al2O3 C. CuO D.Fe2O3

Câu 13. Hoat tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp X gồm CuO, Fe2O3, MgO cần dùng vừa đủ 225 ml dung dịch HCl 2M. Mặt khác, nếu đốt nóng 12 gam X trong khí CO dư để phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được 10 gam chất rắn Y. Phần trăm khối lượng Fe2O3 trong hỗn hợp X bằng

A. 33,33 % B. 40,00 % C. 66,67 %. D. 50,00 %

Câu 14. Khử m gam Fe2O3 bằng CO một thời gian được chất rắn X. Hoà tan hết chất rắn X trong dung dịch HNO3 loãng, thu được 0,224 lít khí NO (là sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng được 18,15 gam muối khan. Hiệu suất của phản ứng khử oxit sắt bằng

A. 26,67 % B. 30,25 % C. 13,33 % D. 25,00 %

Câu 15. Để hoà tan hoàn toàn một hiđroxit của kim loại M (có hoá trị không đổi) cần một lượng axit H2SO4 đúng bằng khối lượng hiđroxit đem hoà tan. Công thức phân tử hiđroxit kim loại là

A. Al(OH)3 B. Fe(OH)3 C. Mg(OH)2 D. Cu(OH)2.

Câu 16. Nhỏ từ từ 3 V1 ml dung dịch Ba(OH)2 (D.d X) vào V1 ml dung dịch Al2(SO4)3 (D.d Y) thì phản ứng vừa đủ và ta thu được kết tủa lớn nhất là m gam.. Nếu trộn V2 ml dung dịch X ở trên vào V1 ml dung dịch Y thì kết tủa thu được có khối lượng bằng 0,9m gam. So sánh tỉ lệ V2 / V1 thấy

A.V2 / V1 = 2,7 hoặc V2 / V1 = 3,55 B. V2 / V1 = 2,5 hoặc V2 / V1 = 3,25

C. V2 / V1 = 1,7 hoặc V2 / V1 = 3,75 D. V2 / V1 = 2,5 hoặc V2 / V1 = 3,55

Câu 17. Hai cốc đựng axit H2SO4 loãng đặt trên 2 đĩa cân A và B, cân ở vị trí thăng bằng. Cho 5 gam CaCO3 vào cốc ở đĩa A ; 4,8 gam M2CO3 (M là kim loại kiềm). Sau khi phản ứng xong, cân trở lại vị trí thăng bằng. Kim loại M là

A. Li B. Na C. K D. Rb

Câu 18. Hoà tan 19,5 gam hỗn hơp X gồm Na2O và Al2O3 vào nước được 500 ml dung dịch Y. Dẫn từ từ khí CO2 vào dung dịch Y đồng thời khuấy đều cho đến khi bắt đầu xuất hiện kết tủa thì dừng lại, thấy thể tích khí CO2 (đktc) đã dùng hết 2,24 lít. Khối lượng Na2O và Al2O3 trong hỗn hợp X lần lượt bằng

A. 6,2g và 13,3g B. 12,4g và 7,1g C. 9,3g và 10,2g D. 10,85g và 8,65g

Câu 19. Cho 7 gam hỗn hợp Cu, Fe (trong đó Fe chiếm 40 % khối lượng) tác dụng với V ml dung dịch HNO3 loãng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và còn lại 4,76 gam kim loại không tan và dung dịch X chỉ chứa muối nitrat kim loại. Khối lượng muối có trong dung dịch X bằng

A. 9,68 gam. B. 7,58 gam C.7,20 gam D. 6,58 gam

Câu 20. Mệnh đề nào sau đây không đúng ?

A. Sự thay đổi nồng độ chất phản ứng làm chuyển dịch cân bằng.

B. Sự thay đổi nồng độ chất phản ứng làm thay đổi hằng số cân bằng.

Một phần của tài liệu Đề hoá 12 - sưu tầm đề kiểm tra, thi học kỳ, tốt nghiệp thi thử đại học cao đẳng tham khảo bồi dưỡng (142) (Trang 45)