4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.2. Ảnh hưởng của phun chế phẩm Kali ABA2 đến năng suất của giống
3.2. Ảnh hưởng của phun chế phẩm Kali ABA2 đến năng suất của giống lạc L14 lạc L14
Năng suất là kết quả tổng hợp các quá trình sinh lí trong cây và chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên trong (đặc điểm di truyền của giống và các quá trình sinh lí trong cây) cũng như các yếu tố bên ngoài như nhiệt độ, ánh sáng, nước… Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phun chế phẩm kích thích Kali ABA2 đến năng suất thực tế được thể hiện qua bảng 3.6 và hình 3.6.1; 3.6.2.
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của chế phẩm Kali ABA2 đến năng suất giống lạc L14
Công thức
Năng suất (g/cây) Năng suất quả tươi Năng suất quả khô ĐC 34,4 0,11 10,0 0,12 K.ABA2 phun 1 lần 40,77 0,15 12,33 0,13 % so với ĐC 118,51* 123,33* K. ABA2 phun 2 lần 47,50 0,16 13,67 0,14 % so với ĐC 138,08* 136,67*
Ghi chú: Dấu * chỉ sự sai khác có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa α = 0,05.
Hình 3.6.1 Ảnh hưởng của chế phẩm Kali ABA2 đến năng suất quả tươi (g/cây) giống lạc L14
Hình 3.6.2. Ảnh hưởng của chế phẩm Kali ABA2 đến năng suất quả khô (g/cây) giống lạc L14
Năng suất thực thu khi sử dụng chế phẩm Kali ABA2 phun lên lá cho giống lạc L14 một lần và 2 lần đều cao hơn so với ĐC cụ thể:
Phân tích bảng 3.6 và hình 3.6.1 chúng tôi thấy:
- Ở công thức phun chế phẩm Kali ABA2 một lần năng suất quả tươi đạt trung bình 34,4 g/cây ở ô ĐC, năng suất quả tươi đạt trung bình 40,77 g/cây ở ô TN. Như vậy so với ĐC năng suất quả tươi tăng 18,51%.
- Ở công thức phun chế phẩm kích thích 2 lần năng suất quả tươi đạt 47,50 g/cây tăng cao hơn so với ĐC 38,08%.
Tương tự phân tích năng suất quả khô giữa công thức TN và ĐC từ bảng 3.6 và hình 3.6.2 cho thấy:
- Khối lượng quả khô ở công thức ĐC là 10 g/cây; phun chế phẩm Kali ABA2 một lần là 12,33 g/cây tăng 23,33%; phun chế phẩm Kali ABA2 hai lần là 13,67 tăng cao hơn so với ĐC 36,67%.
So sánh phun chế phẩm 1 và 2 lần cho thấy phun chế phẩm 2 lần có ảnh hưởng tốt hơn đối với năng suất tươi, khô quả cây lạc.
3.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng chế phẩm Kali ABA2 phun lên lá giống lạc L14
Phân tích lợi nhuận khi sử dụng chế phẩm Kali ABA2 phun cho cây lạc trình bày ở bảng 3.7.
Từ kết quả bảng 3.7 thấy rằng lợi nhuận phun kích thích đậu quả 2 lần cho hiệu quả cao hơn so với phun 1 lần cụ thể: Phun 1 lần là 199.300 (VNĐ/360m2
) còn phun 2 lần là 287.600 (VNĐ/360m2). Với lợi nhuận này tuy không lớn nhưng đối với người nông dân lại có ý nghĩa khi tổng thu nhập từ nông nghiệp còn hạn chế.
Bảng 3.7: Đánh giá hiệu quả kinh tế khi sử dụng chế phẩm Kali ABA2 phun lên lá giống lạc L14
CT
Thu nhập tăng (VNĐ) Tổng chi phí (VNĐ)
Lợi nhuận (360m2) NSTT (kg/360m2) NS tăng (kg/360m2) Giá 1kg (VNĐ) Tổng tiền tăng Mua chế phẩm Công phun (1/2công) Tổng tiền chi ĐC 37,4 --- --- --- --- --- --- --- CT1 46,11 8,71 30.000 261.300 12.000 50.000 67.000 199.300 CT2 51,12 13,72 30.000 411.600 24.000 100.000 124.000 287.600
KẾT L ẬN VÀ KIẾN NGH
1. Kết luận
Nghiên cứu ảnh hưởng của phun chế phẩm kích thích đậu quả Kali ABA2 đến các chỉ tiêu quang hợp, năng suất và phẩm chất hạt lạc giống L14 trên vùng đất Cao Minh - Phúc Yên - Vĩnh Phúc chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1.Phun chế phẩm Kali ABA2 một lần hay 2 lần đều có ảnh hưởng tốt đến các chỉ tiêu quang hợp của giống lạc L14 cụ thể:
- Diện tích lá tăng so với đối chứng từ 20% đến 41,85%.
- Làm tăng hàm lượng diệp lục tổng số và khả năng huỳnh quang. 2. Sử dụng chế phẩm Kali ABA2 phun lên lá đã làm gia tăng tỷ lệ đậu quả, năng suất thực thu tăng từ 23.33% đến 36.67% so với ĐC.
3. Hiệu quả kinh tế khi sử dụng chế phẩm Kali ABA2 phun lên lá cho giống lạc L14 có thể đạt từ 199.300 - 287.600VNĐ/360m2
.
2. Kiến nghị
Do thời gian và quy mô thí nghiệm còn hạn chế nên kết quả nghiên cứu trên đây chỉ là kết quả bước đầu. Vì vậy cần tiếp tục nghiên cứu trên quy mô lớn hơn đối với cây lạc và các loại cây trồng quan trọng khác để có kết quả hoàn thiện hơn.
Người nông dân có thể sử dụng chế phẩm Kali ABA2 phun lên lá cho lạc vào giai đoạn cây có 5 đến 7 lá thực hoặc khi cây bắt đầu ra hoa để tăng năng suất.
TÀI LIỆ THAM KHẢO
Tiếng việt
1. Trần Thị Áng (1996), “Phân vi lượng đối với năng suất và phẩm chất một số cây trồng”, Thông báo khoa học trường Đại học Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội, 5, tr 76-79.
2. Nguyễn Thị Chính (2008). “Nâng cao năng suất lạc ở nhóm chín sớm thích hợp cho một số tỉnh phía Bắc Việt Nam bằng con đường chọn giống”, Luận án Tiến sĩ khoa học nông nghiệp, Viện KHKTNN Việt Nam.
3. Nguyễn Khoa Chi (1987), Cây đậu phộng, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, tr 4- 59.
4. Ngô Thế Dân, Nguyễn Xuân Hồng, Đỗ Thị Dung, Nguyễn Thị Chinh, Trần Đình Long, Nguyễn Thị Đào, Phạm Văn Toản, Gowda C. L. (2000), Kỹ thuật đạt năng suất lạc cao ở Việt Nam, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội, trang 2 -138.
5. Nguyễn Văn Đính, Nguyễn Như Khanh (2005), "Nghiên cứu ảnh hưởng của KCl đến quang hợp và năng suất một số giống khoai tây trồng trên đất Vĩnh Phúc", Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 14, tr. 72 - 74. 6. Nguyễn Văn Đính (2005), "Nghiên cứu ảnh hưởng của KCl phun bổ sung
lên lá đến khả năng trao đổi nước và năng suất một số giống khoai tây trồng trên nền đất Vĩnh Phúc", Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP Hà Nội, 4 - 2005, tr. 122 - 126.,
7. Nguyễn Văn Đính, Nguyễn Như Khanh (2005), "Ảnh hưởng KCl bổ sung lên lá đến hàm lượng diệp lục, cường độ quang hợp và năng suất hai giống khoai tây KT3 và Mariella trồng trên đất Vĩnh Phúc", Những vấn đề Nghiên cứu cơ bản trong Khoa học sự sống, tr.1463 - 1465, Nxb KH & KT.
8. Nguyễn Văn Đính (2006), "Ảnh hưởng của việc phun bổ sung kali (KCl) lên lá vào các giai đoạn sinh trưởng khác nhau đến một số chỉ tiêu sinh lý - sinh hóa của giống khoai tây KT3", Tạp chí sinh học, 3 (28), tr. 61 - 65. 9. Điêu Thị Mai Hoa, Nguyễn Văn Mã (1995), "Ảnh hưởng của phân vi lượng
đến khả năng chịu hạn và hoạt động quang hợp của các thời kì sinh trưởng phát triển khác nhau của cây đậu xanh", Tạp chí sinh học, 3, tr 28- 35. 10. Trần Mỹ Lý (1990), “Kết quả phân tích một số nguyên liệu có dầu”, Tạp
chí Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, (8) tr 46-48.
11. Nguyễn Văn Mã (1995), "Tác động của phân vi lượng và Nitrazin tới sự tạo nốt sần và khả năng cố định nitơ của đậu tương ở đất bạc màu", Tạp chí sinh học, 3, tr. 2- 4.
12. Nguyễn Văn Mã (1994), “Hiệu lực của phân vi lượng và phân vi khuẩn nốt sần đối với đậu xanh trên đất bạc màu”, Tạp chí Nông nghiệp và Công nghiệpthực phẩm, số 6, trang 314 - 317.
13. Nguyễn Duy Minh (1992), "Vai trò của một số nguyên tố vi lượng đến năng suất và phẩm chất đậu tương", Thông báo khoa học trường ĐHSP Hà Nội I, tr. 30-34.
14. Nguyễn Duy Minh (2011), “Hiệu lực của Mo tẩm vào hạt và phun trên lá đến sinh trưởng và phát triển của cây đậu xanh (phaseolus vulgaris), Tạp chí khoa học, số 17, trang 163-169.
15.Tổng cục thống kê Việt Nam (2010), Niên giám thống kê Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội
16. Nguyễn Huy Phiêu, Đặng Ninh, Lương Quỳnh Chúc, Phạm Đỗ Thanh Thùy, Ngô Văn Nhượng, Quách Thị Phiến, Hoàng Anh Tuấn, Bùi Đình Đinh, Nguyễn Văn Bộ (1010), “Nghiên cứu sản xuất phân bón lá”, Viện Thổ nhưỡng nông hóa.
18. Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài, Nguyễn Văn Tố (2006), Kĩ thuật sản xuất, chế biến và sử dụng phân bón. Nxb Lao động Hà Nộ, tr. 85.
19. Nguyễn Văn Uyển (1995), Phân bón lá và các chất sinh trưởng, Nxb Nông nghiệp, Tp. Hồ Chí Minh. Internet 20. http://rausach.com,vn/forum--posts.asp. 21.http://www.kichthichsinhtruong.com. 22.http://www.vaas.org.vn/images/caylua/05/05_phanvisinh.htm. 23.http://www.nue.okstate.edu. 24. http://www.rauhoaquavietnam.vn.
PHỤ LỤC