Các tham số thiết kế cơ bản

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp lực khe rỗng trong lớp đất nền dưới sự dao động của mực nước biển do sóng và thủy triều (Trang 69)

V. Cấu trúc của luận văn

4.2. Các tham số thiết kế cơ bản

Cấp công trình

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ) quy định cụ thể: Công trình chỉnh trị (đê chắn sóng, đê chắn cát, kè hƣớng dòng, kè bảo vệ bờ biển,…) thuộc loại công trình giao thông.Căn cứ mục IV.6.4 trong Bảng IV (phân cấp các loại công trình giao thông) của Phụ lục 1 thuộc Thông tƣ 10/2013/TT-BXD về phân cấp các loại công trình xây dựng phục vụ công tác quản lý chất lƣợng công trình xây dựng, ta có đƣợc phân cấp công trình theo chiều cao lớn nhất đặt công trình H nhƣ sau:

H > 20m: Cấp đặc biệt 16m <H ≤ 20m: Cấp I 12m < H ≤ 16m: Cấp II 8m < H ≤ 12m: Cấp III H ≤ 8m: Cấp IV

Dựa vào bình đồ tổng thể độ sâu lớn nhất đặt công trình đê chắn sóng ở cảng Vũng Áng nhỏ hơn 8 m nên chọn cấp công trình là cấp IV.

Tính toán cao trình đỉnh đê ứng với tần suất thiết kế p = 2% chu kỳ lặp lại 50 năm

Mực nước thiết kế

Theo “Hƣớng dẫn thiết kế đê biển 2012”các thông số mực nƣớc và sóng thiết kế đƣợc tính toán sẵn cho các điểm đặc trƣng dọc bờ biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Quảng Nam với các chu kỳ lặp hoặc tần suất tƣơng ứng tiêu chuẩn an toàn và cấp công trình. Trong đó mực nƣớc thiết kế là mực nƣớc tổng hợp đã bao gồm cả nƣớc dâng. Tại khu vực cảng Vũng Áng (huyện Kỳ Anh – tỉnh Hà Tĩnh) tƣơng ứng với mặt cắt MC 28.

Tra tại phụ lục A trong “Hƣớng dẫn thiết kế đê biển 2012”, tại mặt cắt MC 28 lựa chọn mực nƣớc thiết kế tƣơng ứng với tần suất thiết kế p = 2% chu kỳ lặp lại 50 năm có đƣợc giá trị mực nƣớc thiết kế là 2,13 m.

Thông số sóng thiết kế

Tra tại phụ lục B-2 giá trị thông số sóng nƣớc sâu thuộc “Hƣớng dẫn thiết kế đê biển 2012”, tỉnh Hà Tĩnh thuộc vùng 3, với chu kỳ lặp 50 năm ta có đƣợc thông số sóng tại vùng nƣớc sâu Hs = 11,84m và Tp = 13,3s.

Sử dụng phần mềm SWAN-One để tính truyền sóng từ sóng nƣớc sâu vào khu vực thiết kế.

Sử dụng Bản đồ độ sâu toàn vùng ven biển Việt Nam (từ 0 đến -20 m) của Trung tâm địa chất và khoáng sản biểnđể tạo mặt cắt độ sâu từ khu vực ngoài khơivề khu vực tính toán.

Hình 4.1. Nhập mặt cắt địa hình vào chƣơng trình để tính truyền sóng

Nhập giá trị chiều cao sóng và chu kỳ sóng vào chƣơng trình để tính truyền sóng từ khu vực sóng nƣớc sâu về khu vực tính toán.

Hình 4.2. Nhập giá trị của sóng tại khu vực sóng nƣớc sâu để tính truyền sóng

Trích xuất kết quả:

Hình 4.3. Trích xuất kết quả

Sau khi tính toán sóng truyền từ khu vực sóng nƣớc sâu về khu vực thiết kế, ta có đƣợc kết quả Hm0 = 3,5 m và Tp = 13,3 s.

Hình 4.4. Hiển thị kết quả tính toán

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp lực khe rỗng trong lớp đất nền dưới sự dao động của mực nước biển do sóng và thủy triều (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)