Cảm nhận của em về người anh hung Nguyễn Huệ

Một phần của tài liệu cảm nhận các đoạn thơ ngữ văn 9 chọn lọc (full) (Trang 152)

M ặc dù phải sống cách biệt, ở xa đồng đội, làm công việc nguy hiểm

Cảm nhận của em về người anh hung Nguyễn Huệ

Trong lịch sử và văn học nước nhà đã có bao nhiêu tác giả đã giành thời gian và công sức viết về người anh hung Nguyễn Huệ .Nhưng ấn tượng sâu sắc nhất đối với chúng ta đó là hình ảnh của ông tấn công ra

bắc đại phá quân Thanh.

Đến với đoạn trích hồi 14 trong " Hoàng Lê nhất thống chí" của Ngô gia văn phái thuộc dòng họ Ngô Thì. Đoạn trích làm lộ rõ bản mặt của bọn xâm lược và bọn bán nước cầu vinh. Sự thất bại

thảm hại của chúng đặc biệt làm nổi rõ tính cách của người anh

hùng dân tộc Nguyễn Huệ khí thế quật khởi thần tốc đại phá quân

Thanh của nghĩa quân Tây Sơn là hình tương người anh hùng tiếp

nối lịch sử, tin vào lich sử chống giặc ngoại xâm cua dân tộc nhưng

nước nồng nàn có tinh thần nhân ái, thông minh tài chí tuyệt vời.

Trước hết Nguyễn Huệ là người có tấm lòng nồng nàn yêu nước.

Trước khi tiến quân ra Bắc ông đã truyền đi một lời dụ có khí thế

như một bài hịch. Trong lời lệnh dụ này Nguyễn Huệ thể hiện rõ ý

thức tự chủ dân tộc:" Trong khoảng vũ trụ đất nào sao ấy đều đã

phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị."

Lời lệnh dụ chính là sự tiếp nối tinh thần " Nam quốc sơn hà nam

đế cư" từ thơ Lý Thường Kiệt tinh thần quyết chiên quyết thắng kẻ thù xâm lược và mang hòa khí " Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn:" Các ngươi là những kẻcó lương tri nương năng hãy cùng ta

đồng tâm hiệp lực để dựng lên công lớn". Niềm tự hào dân tộc của

vua Quang Trung lại âm vang lời tuyên bố hào hùng chủ quyền dân

tộc của " Bình Ngô đại cáo".Rõ ràng lời dụ của Nguyễn Huệ mang

tiếng nói của hồn thiêng sông núi.

Nguyễn Huệ là người có tinh thần quả quyết chí thông minh sáng

suốt, có tài cầm quyền . Ngay cả những người trong triều đình Lê,

những người đối lập với phong trào Tây Sơn cũng phải thừa nhận Nguyễn Huệ là người anh hùng dũng mãnh có tài cầm quân. Thể

hiện ở khả năng biết địch biết ra. Nguyễn Huệ đã hiểu được chiến

chóng nên ắt sẽ chủ quan khinh địch đặc biệt la trong nhưng ngày

Tết vì thế vua Quang Trung đã tiến hành cuộc hành quân thần tốc

đánh một trận tiêu diệt 20 vạn quân Thanh. Ông không chỉ có tài

phán đoán mà còn có tài điều binh khiển tướng. Ông biết tập

chung vào các điểm then chốt trực tiếp chỉ huy các trận đánh chiến

thuật. Vua Quang Trung rất linh hoạt, xuất quỷ nhập thần, lúc thì

nghi binh thanh thế. Nguyễn Huệlà người có tầm nhìn chiến lược

lúc xuất quân ông đã định trước ngày chiến thắng trở về:" Lần này

ta ra thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn.

Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh." Đang đi đánh giặc mà lòng đã nghĩ tới mối quan hệ hai nước và đời sống

nhân dân 2 dân tộc:" Nhưnng nghĩ chúng là nước lớn gấp 10 lần

nước mình, sau khi thua trận ắt lấy làm thẹn mà lo báo thù. Như

thế việc binh đao không bao giờ dứt, không phải phúc cho dân, nỡ nào làm như vậy.Quả thực hình ảnh vua Quang Trung oai phong lẫm liệt vào thành Thăng Long sớm trước 2 ngày và chiếc áo bào

đỏ sạm đen khói súng. Vị vua đó đã trở thành niềm tự hào của con

dân đất Việt.

Mấy trăm năm đã trôi qua nhưng mỗi lần đọc” lại Hoàng Lê nhất thống chí” ta như thấy cuộc hành quân thần tốc vừa mới đâu

đây.Tự hào với truyền thống của dan tộc ta nguyễn sống làm sao

cho không hổ thẹn với cha ông.

Ý NGHĨA NHAN ĐỀ MỘT SỐ TÁC PHẨM TRONG CHƯƠNG TRÌNH

NGỮ VĂN 9

1.Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu

- Đồng chí là tên gọi của một tình cảm mới,đặc biệt xuất hiện và phổ

biến trong những năm cách mạng và kháng chiến.

- Tên bài thơ gợi chủ đề tác phẩm: viết về tình đồng chí ở những

người lính trong chống Pháp- những con người nông dân ra lính. Với họ tình đồng chí là một tình cảm mới mẻ.

- Tình đồng chí là cốt lõi,là bản chất sâu xa của sự gắn bó giữa những

người lính cách mạng, trong bài thơ tác giả đã tập trung làm nổi bật nội dung này.

- Là nốt nhấn và là lời khẳng định về tình đồng chí.

2.Bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật: - Nhan đề làm nổi bật một hình ảnh rất độc đáo của toàn bài và đó là

hình ảnh hiếm gặp trong thơ- hình ảnh những chiếc xe không kính. - Vẻ khác lạ còn ở hai chữ “Bài thơ” tưởng như rất thừa những là sự

khẳng định chất thơ của hiện thực,của tuổi trẻ hiên ngang, dũng

cảm,vượt lên nhiều thiếu thốn, hiểm nguy của chiến tranh.

3.Truyện ngắn “Làng”của Kim Lân:

Chủ đề của tác phẩm là viết về lòng yêu nước của người nông dân-

làng nơi gần gũi, gắn bó với người nông dân, người ta không thêt

yêu nước nếu không yêu làng.

Đặt tên “Làng” mà không phải là “Làng Chợ Dầu” vì nếu thế thì vấn

đề tác giả đề cập tới chỉ nằm trong phạm vi nhỏ hẹp của một làng cụ

thể.

Đặt tên “Làng” vì đã khai thác một tình cảm bao trùm, phổ biến

trong con người thời kì kháng chiến chống Pháp: Tình cảm với quê

hương, với đất nước.

Làng ở đây cũng chính là cái Chợ Dầu mà ông Hai yêu như máu thịt của mình,nơi ấy với ông là niềm tin, là tình yêu và niềm tự hào vô bờ

bến là quê hương đất nước thu nhỏ.

Nhan đề Làng gọi hình ảnh người nông dân và nông thôn, đây là

mảng sáng tác thành công nhất của Kim Lân. Vì vậy, nhan đề tác phẩm rất hya và giàu ý nghĩa.

4. “LẶNG LẼ SA PA” của Nguyễn Thành Long:

Khi nhắc đến Sapa người ta thường nghĩ ngay đến vẻ yên tĩnh của một nơi nghỉ ngơi lý tưởng.

Sa pa lạng lẽ, đó chỉ là cái vẻ lặng lẽ bên ngoài, nhưng thực ra nó lại không lặng lẽ, bởi đằng sau cái vẻ lặng lẽ của Sa pa là cuộc sống sôi nổi của những con người đầy trách nhiệm đối với công việc, đối với

đất nước, với mọi người mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác

khí tượng một mình trên đỉnh núi cao.

Tạo ra sự đối lập nhan đề tác phẩm tác giả muốn làm nổi bật nội dung, ý nghĩa ma tác giả muốn gửi gắm.

Qua nhan đề tác phẩm, tác giả muốn gửi đến mọi người thong điệp: “Trong cái không khí lặng im của Sa pa. Sa pa mà ta nhắc tới người ta

chỉ nghĩ đến chuyện nghỉ ngời lại có những con người ngày đêm lao động hăng say, miệt mài lặng lẽ, âm thầm, cống hiến cho đất nước.”

5.TRUYỆN NGẮN “NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI”CỦA LÊ MINH KHUÊ:

- Hình ảnh ngôi sao xa xôi thường biểu tượng cho acis đẹp, sự trong sáng, biểu tượng cho tương lai rực rỡ.

tượng cho vẻ đẹp anh hung của những cô thanh niên.

- ở họ luôn có những phẩm chất tốt đẹp, có sức tỏa sáng kì diệu

nhưng không rực rỡ, chói chang.

- Ánh sáng ấy không phô trương mà phải chịu khó tìm hiểu chúng ta mới cảm nhận được vẻ đẹp diệu kì. Các chị xứng đáng là “Những

ngôi sao xa sôi” trên đỉnh Trường Sơn, những ngôi sao dẫn đường cho dân tộc Việt nam đi tới thắng lợi.

Một phần của tài liệu cảm nhận các đoạn thơ ngữ văn 9 chọn lọc (full) (Trang 152)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)