Công nghiệp hóa là xu hướng phát triển tất yếu của các nước trên thế giới. Đây cũng là con đường phát triển tất yếu của nước ta vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Công nghiệp hóa gắn liền với hiện đại hóa không chỉ là công cuộc xây dựng kinh tế mà chính là sự biến đổi cách mạng sâu sắc đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội nhằm đưa đất nước thoát khỏi tình trạng đói nghèo, kém phát triển rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Trước đây công nghiệp hóa được hiểu là quá trình cải tiến kỹ thuật của toàn bộ nền kinh tế, tức là quá trình chuyển từ một nền kinh tế nông nghiệp chủ yếu dựa trên kỹ thuật thủ công sang nền kinh tế công nghiệp dựa trên kỹ thuật cơ khí hiện đại. Ngày nay, quan niệm truyền thống đó không còn phù hợp với thời kỳ toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế tri thức.
Theo từ điển bách khoa Toàn thư Việt Nam: “công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học và công nghệ, xây dựng nền đại công nghiệp cơ khí có khả năng cải tạo, trước hết là nông nghiệp và toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nhằm biến một nước có nền kinh tế chậm phát triển, sản xuất nhỏ là phổ biến sang nền sản xuất lớn chuyên môn hóa, hiện đại hóa là quá trình xây dựng cơ cấu kinh tế mới, mà nòng cốt là cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp hiện đại”.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra là: Từ nay đến năm 2020 chúng ta phải phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp
theo hướng hiện đại. Mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Như vậy, công nghiệp hóa không phải chỉ là phát triển công nghiệp, mà là phát triển mọi lĩnh vực từ sản xuất vật chất và dịch vụ của nền kinh tế, cho đến các khâu trang thiết bị, phương pháp quản lý, tác phong lao động, kỹ năng sản xuất…
Như vậy, nhìn lại chặng đường 25 năm đổi mới vừa qua, có thể khái quát những bước chuyển lớn, mang tính đột phá trong phát triển tư duy lý luận và thực tiễn của Đảng ta về công nghiệp hóa như sau:
- Chuyển biến mạnh mẽ từ quan niệm công nghiệp hóa trong khuôn khổ cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang quan niệm công nghiệp hóa trên nguyên tắc của thị trường và kinh tế thị trường. Nội dung cốt lõi của sự đổi mới tư duy này xét thực chất là thay đổi cơ chế phân bổ, điều tiết các nguồn lực, kết hợp tốt vai trò của thị trường và của Nhà nước trong việc phân bổ, điều tiết các nguồn lực cho công nghiệp hóa, thông qua đó, tạo điều kiện giải phóng tối đa sức sản xuất hiện có, khai thác mọi khả năng tiềm tàng của đất nước để đẩy mạnh công nghiệp hóa. Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (2001), đất nước chuyển sang một giai đoạn mới, giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Theo đó, chúng ta đã từng bước gắn liền công nghiệp hóa, hiện đại hóa với việc phát tiển kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, với nội dung cơ bản là phát triển đồng bộ các loại thị trường, kết hợp hài hòa giữa thể chế thị trường và thể chế nhà nước, sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo và Nhà nước có vai trò định hướng, tạo môi trường, hỗ trợ phát triển, kiểm soát và điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
- Gắn công nghiệp hóa với hiện đại hóa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa để đến năm 2020 về cơ bản Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Bắt đầu từ đại hội giữa nhiệm kỳ khóa VII của Đảng đến Đại hội VIII, IX, X và XI là một sự phát triển quan trọng trong tư duy lý luận và thực tiễn của Đảng ta về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cũng bắt đầu từ đây, một quan niệm mới về công nghiệp hóa càng được định hình rõ nét, công nghiệp hóa không chỉ đơn giản là phát triển công nghiệp, xây dựng nhà máy. Đó là quá trình cải biến căn bản, toàn diện để tạo nên nền tảng của một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế tiên tiến, quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất hiện đại, phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ công bằng xã hội trong từng bước và chính sách phát triển vì mục tiêu phát triển con người Việt Nam. Đó cũng là tăng cường nguồn lực con người, năng lực nội sinh về khoa học, công nghệ, kết cấu hạ tầng theo hướng hiện đại, thân thiện và bảo vệ môi trường theo quan điểm phát triển bền vững.
- Thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, hướng mạnh vào xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm mà sản xuất trong nước có thế mạnh, sản xuất hiệu quả, phát huy lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh của cả nước, từng vùng, từng ngành, từng lĩnh vực, từng sản phẩm. Trong hơn 25 năm đổi mới vừa qua, Việt Nam đã từ bỏ mô hình công nghiệp hóa khép kín, thay thế nhập khẩu, từng bước xây dựng nền kinh tế mở, hội nhập thế giới và khu vực, thực hiện chiến lược công nghiệp hóa trên cơ sở phát huy lợi thế, hướng mạnh vào xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm sản xuất trong nước có hiệu quả. Đây là bước đột phá rất quan trọng trong đổi mới tư duy của Đảng về công nghiệp hóa.
- Định hướng ngày càng rõ hơn quan điểm rút ngắn thời gian thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức và chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của
Đảng, lần đầu tiên trong văn kiện chính thức đã khẳng định quan điểm rút