4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM
1.3.3. Các đối tượng xung quanh
1.3.3.1. Các đối tượng tự nhiên
- Giao thông trong khu vực là đường đất, có 2 trục đường nằm trùng với bờ kênh Thạch Nham và một số đường mòn nhỏ xuyên qua khu quy hoạch, chủ yếu lưu thông được bằng các phương tiện thô sơ, xe con.
- Đường đá dăm láng nhựa nối liền từ các tuyến đường liên xã đến giáp hết phần Nghĩa địa Truông Ổi, giáp bờ kênh Thạch Nham.
- Kết nối với khu vực Nghĩa địa thành phố Quảng Ngãi (Giai đoạn I) là cầu ô tô qua kênh Thạch Nham được xây dựng cùng với giai đoạn I.
- Về Phía Nam khu vực dự án còn có cầu thô sơ chủ yếu phục vụ việc đi lại cho nông dân trong vùng.
- Ngoài ra, tại thời điểm khảo sát, giáp ranh với khu vực dự án có đường đất tự phát dẫn vào khu vực sản xuất.
b. Hệ thống kênh tưới nước
Khu vực phía Đông và Tây Nam có hệ thống kênh cấp và kênh tưới kiểu nội đồng và một trạm bơm của Hợp tác xã Nông nghiệp Nghĩa Kỳ cung cấp nước tưới cho cánh đồng Phía Nam và Tây Nam khu vực Nghĩa địa. Hệ thống kênh Thạch Nham nằm dọc theo dự án về hướng phía Đông.
c. Hệ thống điện
Xuyên qua khu vực xây dựng có đường dây điện cao thế và đường dây 0,4Kv cung cấp cho trạm bơm của Hợp tác xã Nông nghiệp xã Nghĩa Kỳ.
d. Đồi núi Bình Trung
Khu vực đồi núi Bình Trung hiện tại người dân đang trồng cây keo và bạch đàn. Dự án xây dựng nằm dọc theo sát chân núi đồi núi Bình Trung.
Nhận xét:
Khi dự án bắt đầu thi công và đi vào hoạt động Chủ dự án cần chú ý thực hiện các biện pháp giảm thiểu những tác động tiêu cực để không gây ảnh hưởng đến các công trình đối với hệ thống kênh tưới nước, đồi núi Bình Trung và đường giao thông.
1.3.3.2. Các đối tượng về kinh tế - xã hội
a. Khu dân cư
Khu dân cư gần nhất cách dự án khoảng 1km về phía Đông Bắc. Người dân chủ yếu làm nghề nông, xây mộ và làm bia.
b. Bãi rác Nghĩa Kỳ
Bãi rác Nghĩa Kỳ cách dự án khoảng 3km về phía Đông Nam, có nhiệm tập trung rác và xử lý.
Mỏ đá An Hội cách dự án khoảng 2,5km về phía Tây Nam, có nhiệm vụ cung cấp đá để xây dựng các công trình.
d. Các nghĩa địa
- Nghĩa địa thành phố Quảng Ngãi giai đoạn I: Nằm ở phía Bắc đối với dự án, diện tích 10,6ha. Hiện tại Nghĩa địa thành phố Quảng Ngãi giai đoạn I đã đi vào hoạt động gần như đã hết.
- Nghĩa địa Truông Ổi: Nằm ở phía Đông đối với dự án.
e. UBND xã Nghĩa Kỳ
Ủy ban nhân dân cách dự án 4km về phía Bắc. Nhận xét
Khi dự án bắt đầu thi công xây dựng đối tượng chiụ ảnh hưởng gồm khu dân cư và các nghĩa địa xung quanh. Khi dự án đi vào hoạt động đối tượng chịu ảnh hưởng chủ yếu là các hộ dân gần khu vực dự án. Vì vậy Chủ dự án cần chú ý thực hiện các biện pháp giảm thiểu những tác động tiêu cực để không gây ảnh hưởng đến con người và môi trường xung quanh.
Hình 1.4. Sơ đồ liên vùng các đối tượng xung quanh
4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN
Nhà dân Bãi Rác Nghĩa Kỳ UBND xã Nghãi Kỳ Kênh Thạch Nham NĐ Truông ổi NĐ TPQN Giai đoạn I NĐ TPQN Giai đoạn II Mỏ đá An Hội
1.4.1. Mục tiêu của dự án
- Cụ thể hóa Quy hoạch chi tiết TL 1/500 Nghĩa địa thị xã Quảng Ngãi (nay là thành phố Quảng Ngãi) đã được UBND Tỉnh Quảng Ngãi phê duyệt tại Quyết định số 275/2004/QĐ-UB ngày 31/12/2004;
- Mở rộng khu nghĩa địa (đầu tư nghĩa địa giai đoạn II) đáp ứng cho nhu cầu mai táng của thành phố và các vùng lân cận;
- Tổ chức sắp xếp các khu mộ một cách hợp lý vừa tiết kiệm quỹ đất vừa đảm bảo phong tục tập quán của người dân địa phương;
- Đáp ứng nhu cầu di dời mộ từ các nơi khác đến.
1.4.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục dự án
1.4.2.1. Quy mô dự án
- Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật: 9,73ha. - Công suất thiết kế là:5.081 mộ.
+ Mộ chôn mới: 4.190 mộ (với diện tích đất là 4,12ha).
+ Mộ chôn lại (mộ cải táng): 891 mộ (với diện tích đất là 0,25ha).
Bảng 1.2. Bảng cơ cấu sử dụng đất TT Hạng mục Diện tích ( m² ) Tỷ lệ ( % ) 1 Đất chôn mộ 43.710 44,91 + Đất mộ chôn mới 41.200 42,33 + Đất mộ chôn lại 2.510 2,58 2 Hồ thu nước 900 0,924 3 Hệ thống thoát nước 3.180 3,266 4 Kênh taluy 4.360 4,48
5 Đường giao thông nội bộ 29.410 30,22
6 Cây xanh thảm cỏ 7.670 7,88
7 Đất khác (mái taluy) 8.100 8,32
Tổng cộng 97.330 100
Nguồn: Thuyết minh dự án Nghĩa địa thành phố Quảng Ngãi (Giai đoạn II). 1.4.2.2. Các hạng mục đầu tư của dự án
Các hạng mục đầu tư của dự án bao gồm: - San nền;
- Đường giao thông;
- Hệ thống thoát nước + Hồ thu nước + Kè taluy; - Tường chắn chống thẩm thấu;
- Gia cố mái taluy kênh Thạch Nham; - Cây xanh.
Hình 1.5. Mặt bằng tổng thể của dự án 1.4.2.3. Phương án thiết kế và giải pháp xây dựng
a. Mối liên hệ giai đoạn I và giai đoạn II
Khu vực Quy hoạch Nghĩa địa thành phố Quảng Ngãi được chia thành 2 giai đoạn đầu tư. Giai đoạn I đã đầu tư hai tiểu dự án: Nghĩa địa thành phố Quảng Ngãi và Cầu qua kênh Thạch Nham, diện tích là 10,6ha và giai đoạn II là 9,73ha;
Các hạng mục được đầu tư ở giai đoạn I sẽ được đầu tư xây dựng kết nối với giai đoạn II bao gồm: San nền, đường giao thông, kè mái taluy, tường chống thẩm thấu. Riêng hạng mục thoát nước, ranh giới đầu tư 2 giai đoạn cũng chính là đường phân thủy phân tích thành 2 khu vực, hướng tập trung thu nước về 2 góc Đông Nam và Tây Nam khu vực quy hoạch. Bằng việc bố trí 01 hồ thu nước đặt ở góc Đông Nam có nhiệm vụ điều hòa và xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường trước khi xả ra ngoài khu vực dự án;
So với quy hoạch cao trình san nền và số tầng cao ở giai đoạn I có thay đổi để phù hợp với điều kiện thực tế và cân bằng khối lượng đào đắp tại chỗ. Giải pháp này cũng được áp dụng cho giai đoạn II;
(Giai đoạn I), bờ kênh Thạch Nham chịu ảnh hưởng lớn bởi lượng nước mặt chảy tràn gây xói lở nghiêm trọng, cần có biện pháp gia cố thích hợp.
b. Phương án thiết kế và giải pháp xây dựng giai đoạn II b1. San nền
* Phương án thiết kế
- Đảm bảo cân bằng khối lượng đào đắp tại chỗ sau khi tính toán đến hệ số tơi xốp, dự kiến khối lượng đất đá hỗn tạp, lượng đất bóc hữu cơ, gốc rễ cây cần phải vận chuyển đổ đi.
- Độ dốc san nền max là 5% cho các tầng cao bên trong.
- Tận dụng đất đào để đắp. Riêng cấp phối sỏi đá chọn lọc làm mặt đường khai thác và vận chuyển nơi khác đến.
* Giải pháp xây dựng
Khu vực dự án tương đối cao, không bị ngập lụt nên công tác san nền chủ yếu là nhằm cải tạo mặt bằng diện tích chôn cất và đảm bảo cho việc thoát nước bề mặt.
Do đặc điểm địa hình nên công tác san nền được phân thành 3 khu vực với 3 cấp san nền khác nhau, độ dốc san nền từ 1,5% đến 5%. Tổng khối lượng đất đào V = 53.450 m3, khối lượng đất đắp V = 47.600 m3.
b2. Đường giao thông
* Phương án thiết kế
- Lối vào chính của Nghĩa địa thành phố (Giai đoạn II) đấu nối theo quy hoạch tại vị trí cầu thô sơ qua kênh Thạch Nham.
- Các tuyến nội bộ khác tuân theo quy hoạch được duyệt, hướng dốc đảm bảo thoát nước mặt theo độ dốc tối thiểu, đảm bảo độ dốc san nền và hướng thu nước mặt qua hệ thống rãnh dọc. So với quy hoạch được duyệt, khu vực san nền tầng trên cùng sát phía biên phía Tây có bố trí 01 tuyến đường nội bộ chạy dọc theo đỉnh kè, chân mái taluy dương.
- Cao độ khống chế tại nút giao thông xác định theo độ dốc, điểm khống chế của mặt đường tại ranh giới tiếp giáp ở giai đoạn I và theo yêu cầu cân bằng khối lượng đào đắp trong giải pháp thiết kế san nền.
- Phần chuyển tiếp giữa 2 tầng tại vị trí kè mái bố trí bậc cấp, đường vuốt dốc, mặt gia cố bằng đá xây hoặc bê tông xi măng.
- Mặt cắt đường theo quy hoạch, độ dốc ngang đường lấy theo quy định của mặt đường đất, cấp phối thiên nhiên 3 - 4%, hướng dốc 1 hoặc 2 mái theo yêu cầu thu thoát nước mặt.
Kết cấu đường đất cấp phối sỏi đồi lu lèn k ≥ 0,98 bao gồm:
- Tuyến số 1 ( N39C - N1): lộ giới 9,5m (lòng đường 5,5m, vỉa hè 2x2,0m). Tổng chiều dài tuyến: 289,34m;
- Tuyến số 2 (N1C - N26): lộ giới 6,5m (lòng đường 3,5m, vỉa hè 2x1,5m). Tổng chiều dài tuyến: 331,90m;
- Tuyến số 3 (N14 - N2): lộ giới 8,5m (lòng đường 4,5m, vỉa hè 2x2,0m). Tổng chiều dài tuyến: 331,28m;
- Tuyến số 3a (N31cũ - N22cũ): lộ giới 5,5m (lòng đường 2,5m, vỉa hè 2x1,5m). Tổng chiều dài tuyến: 64,46m;
- Tuyến số 4 (N40 - N3): lộ giới 5,5m (lòng đường 2,5m, vỉa hè 2x1,5m). Tổng chiều dài tuyến: 313,74m;
- Tuyến số 5 (DD - N4): lộ giới 8,5m (lòng đường 4,5m, vỉa hè 2x2,0m). Tổng chiều dài tuyến: 308,13m;
- Tuyến số 6 (N22 - DC): lộ giới 8,5m (lòng đường 4,5m, vỉa hè 2x2,0m). Tổng chiều dài tuyến: 225,12m;
- Tuyến số 7 (DD - N8): lộ giới 6,5m (lòng đường 3,5m, vỉa hè 2x1,5m). Tổng chiều dài tuyến: 447,60m;
- Tuyến số 8 (N18 - N9): lộ giới 5,5m (lòng đường 2,5m, vỉa hè 2x1,5m). Tổng chiều dài tuyến: 176,43m;
- Tuyến số 9 (N31C - N8): lộ giới 5,5m (lòng đường 2,5m, vỉa hè 2x1,5m). Tổng chiều dài tuyến: 428,51m;
- Tuyến số 10 (N32 - N34): lộ giới 5,5m (lòng đường 2,5m, vỉa hè 2x1,5m). Tổng chiều dài tuyến: 96,73m;
- Tuyến số 11 (N37 - N38): lộ giới 5,5m (lòng đường 2,5m, vỉa hè 2x1,5m). Tổng chiều dài tuyến: 44,12m;
- Tuyến số 12 (N31 - N17): lộ giới 9,5m (lòng đường 5,5m, vỉa hè 2x2,0m). Tổng chiều dài tuyến: 280,05m;
- Tuyến số 13 (N25 - N22): lộ giới 5,5m (lòng đường 2,5m, vỉa hè 2x1,5m). Tổng chiều dài tuyến: 80,04m;
- Tuyến số 14 (N1 - N5): lộ giới 10,5m (lòng đường 5,5m, vỉa hè 2x2,5m). Tổng chiều dài tuyến: 234,33m;
- Tuyến số 15 (N16 - N14): lộ giới 5,5m (lòng đường 2,5m, vỉa hè 2x1,5m). Tổng chiều dài tuyến: 73,31m;
- Tuyến số 16 (N11 - N6): lộ giới 5,5m (lòng đường 2,5m, vỉa hè 2x1,5m). Tổng chiều dài tuyến: 88,86m.
b3. Thoát nước
* Phương án thiết kế
- Hướng thoát nước chủ yếu tuân thủ theo đồ án quy hoạch được duyệt: Chủ đạo tập trung về hồ thu nước được bố trí ở góc phía Đông Nam khu vực Nghĩa địa.
- Vị trí mương hở thu nước bố trí ở chân taluy dương, đỉnh kè taluy, một bên đường và sát mép đỉnh tường chắn chống thẩm thấu.
- Vị trí mương chuyển dốc từ tầng trên đỉnh kè xuống đỉnh cơ dưới thiết kế mương hở dạng bậc nước để giải quyết tiêu năng tốt.
- Vị trí qua đường giao thông thiết kế cống hộp chịu lực BTCT lắp ghép hoặc đổ tại chỗ dạng hộp, bên trên đậy đan BTCT.
- Cửa xả có van điều tiết nối với ống cống BTCT ly tâm D50.
- Đặc biệt, nhằm hạn chế lượng nước tập trung vào khu vực trung tâm, phần mương rãnh dọc chân taluy dương phía Tây được dẫn dốc liên tục về phía Tây Nam cho xả nước mặt (không chảy xuyên qua khu vực có bố trí các lô mộ) ra khe cạn hiện hữu theo địa hình tự nhiên.
* Giải pháp xây dựng
- Mương thoát nước: kết cấu mương hở xây đá chẻ B300, B400, B500, B600, riêng tại vị trí mương qua kè mái taluy kết cấu mương hở bê tông B400 có gờ tiêu năng kết hợp cống hộp BTCT V50x50, cống tròn BTCT Ф600. Tổng chiều dài mương B300=333,8m, B400=1.528,1m, B500=39,4m, B600=625m, cống hộp 389m, cống tròn 14m, hố ga 74 hố.
- Hồ thu nước: Dung tích 1.823m3, sâu 2,6m, độ dốc mái thành hồ 1:1,5. Kết cấu tấm đan BTCT kết hợp xây đá chẻ, dưới lót vải địa kỹ thuật. Bố trí cống xả cống BTCT 2Ф500 dẫn xả ra mương thoát nước hiện trạng khu vực.
b4. Kè mái taluy
* Phương án thiết kế
Đảm bảo ổn định cho mái dốc, hệ số mái từ 1/1,5 đến 1/2 bằng hệ khung giằng BTCT, bên trong lát hoa xi măng.
* Giải pháp xây dựng
- Giữa các cấp khu vực nền bố trí mái taluy kết cấu khung sườn bê tông cốt thép, bên trong lát hoa xi măng 400x400. Tổng chiều dài kè: 773,2m.
- Dọc theo tuyến kênh Thạch Nham bố trí mái kè taluy kết cấu khung sườn BTCT, bên trong xây đá chẻ. Tổng chiều dài kè: 309,5m.
b5. Tường chống thẩm thấu
* Phương án thiết kế
Kết cấu bê tông, chôn sâu 4,5m thuận tiện và ổn định trong quá trình thi công (đào lấp đất 2 bên) làm nhiệm vụ hạn chế ô nhiễm vào nguồn nước trong kênh.
* Giải pháp xây dựng
Để ngăn ngừa nước thẩm thấu từ các khu mộ vào kênh Thạch Nham gây ô nhiễm môi trường, dùng hệ thống tường chắn có kết cấu bằng trụ bê tông cốt thép tường bê tông đá 1x2 mác 200, dày 150mm, chiều sâu tường 4,5m bên trong có phủ chống thấm bằng tấm bạc, bố trí dọc theo chiều dài kênh Thạch Nham. Tổng chiều dài tường 247,6m.
b6. Gia cố mái taluy kênh Thạch Nham
- Áp dụng bằng hệ khung giằng, bên trong lát đá, hệ số mái theo mặt cắt thiết kế của kênh 1/2.
- Phạm vi gia cố từ bờ kênh đến đáy kênh, mái phía Tây (bờ hữu) giáp với nghĩa địa.
b7. Cây xanh
* Phương án thiết kế
Tùy theo khu vực được trồng để tạo bóng mát, làm đẹp cảnh quan, dãy phía Đông và phía Nam hình thành dãy cây xanh cách li.
* Giải pháp xây dựng
- Cây xanh trồng trên lề đường, trong bồn hoa xây gạch là cây hoa ngũ sắc xen kẽ các bụi cây dứa tàu, thành bồn hoa cao 10cm so với cos vỉa hè, tùy chiều dài tuyến đường mà khoảng cách giữa các bồn hoa từ: 2,5m, 3m, 6m.
- Cây xanh trồng dọc bên dưới các mái taluy là một cụm cây thông xen kẽ một cụm cây dương liễu cắt xén tạo hình chóp cụt, trên các thân mái taluy trồng cỏ lá gừng vừa tạo các mảng xanh cho cảnh quan trong nghĩa địa vừa có tác dụng bảo vệ bờ mái taluy.
- Dọc theo đường tuyến kênh Thạch Nham và khu vực hồ thu nước bố trí các cụm cây thông xen kẽ cụm cây dương liễu cắt xén tạo hình chóp cụt, trồng cỏ lá gừng.
- Tại lối đường chính hai bên là hai bồn hoa trồng hai cây sứ trắng và cỏ lá gừng, dọc theo hai bên đường là hai dãy bồn hoa trồng các cây hoa ngũ sắc, cây cẩm tú.
- Chủng loại và khối lượng cây trồng: Cây sứ trắng 02 cây, cây thông 194 cây, cây dương liễu cắt xén tạo hình 298 cây, cây dứa tàu 1.370 cây, cây ngũ sắc 777m2, cây cẩm tú mai 1.557m2, cỏ lá gừng 3.684m2.
a. Quy hoạch mặt bằng tổng thể
Theo Quy hoạch được duyệt, Nghĩa địa thành phố Quảng Ngãi (Giai đoạn II) nằm về phía Tây của Nghĩa địa Truông Ổi và phía Nam của Nghĩa địa thành phố Quảng Ngãi (Giai đoạn I). Nghĩa địa Truông Ổi và Nghĩa địa thành phố nối với nhau bởi Cầu qua kênh Thạch Nham (thuộc tiểu dự án: Cầu qua kênh Thạch Nham đã được xây dựng).
Về bố trí mặt bằng tổng thể căn cứ vào :
- Bố trí và phân khu theo mộ chôn mới và mộ cải táng. - Bố trí và sắp xếp mộ trong từng phân khu.
a1. Phân khu cho mộ cải táng và mộ chôn mới
- Về phương án tổ chức sắp xếp chôn mộ, theo phương án chôn mộ của giai đoạn I và thực tế cấp đất chôn mộ tại khu nghĩa địa Truông Ổi cũng như tìm hiểu phong tục chôn mộ tại địa phương, đồ án kiến nghị tổ chức sắp xếp các lô mộ thành 2 khu: Khu mộ chôn mới và mộ chôn lại.
- Khu mộ cải táng nằm ở phía trước (gần kênh Thạch Nham) nhằm hạn chế sự thẩm thấu xuống kênh Thạch Nham, đồng thời tạo sự đồng đều về kiến trúc ở phía mặt trước của Nghĩa địa.
- Khu mộ chôn mới thì được bố trí bên trong.
a2. Sắp xếp các mộ trong từng khu
Các mộ trong từng phân khu có thể bố trí thẳng hàng, thẳng cột hoặc dạng so le nanh sấu. Tuy nhiên theo phong tục chôn mộ tại địa phương thường bố trí các lô mộ