III. ý nghĩa của công tác quản lý thu thuế Giá trị gia tăng đối với khu vực kinh tế
1. Vị trí, vai trò của kinh tế cá thể trong nền kinh tế thị trường:
trường:
Nền kinh tế nước ta trong thời kỳ tiến lên chủ nghĩa xã hội đã được Đại hội lần thứ VI chỉ rõ: “ Nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần, kinh tế xã hội chủ nghĩa bao gồm khu vực quốc doanh, kinh tế tập thể, kinh tế gia đình và các thành phần kinh tế khác gồm kinh tế tiểu sản xuất hàng hoá, kinh tế tư bản tư nhân”. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII tiếp tục khẳng định “ Thành phần kinh tế chủ yếu trong thời kỳ quá độ ở nước ta là kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản Nhà nước”. Trong đó, kinh tế cá thể
gồm những đơn vị kinh tế và những hoạt động sản xuất kinh doanh dựa vào vốn và sức lao động chủ yếu.
Hộ kinh tế cá thể kinh doanh cố định là những hộ sản xuất kinh doanh dịch vụ ( những hoạt động kinh doanh mà pháp luật cho phép ) có địa điểm kinh doanh cố định ở một nơi nào đó, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, kinh tế cá thể phát triển rất nhanh trong cả nước, hoạt động trong mọi ngành nghề sản xuất, giao thông vận tải, thương nghiệp, ăn uống, dịch vụ..
Đặc điểm của kinh tế cá thể là tính tư hữu về tư liệu sản xuất người chủ kinh doanh tự quyết định từ quy trình sản xuất kinh doanh đến phân phối tiêu thụ sản phẩm. Do đó hoạt động của kinh tế cá thể mang tính tự chủ cao, tự tìm kiếm nguồn lực, vốn, sức lao động, tự lo về phương án sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Kinh tế cá thể rất linh hoạt, nhạy bén trong kinh doanh, tuy nhiên nó cũng bộc lộ nhiều hạn chế gây lộn xộn cho thị trường như: Kinh doanh trái phép, làm hàng giả, buôn lậu, trốn thuế nhằm thu lợi nhuận cao.
Nếu như thành phần kinh tế quốc doanh chiếm vai trò chi phối nền kinh tế, thì thành phần kinh tế cá thể nói riêng và thành phần kinh tế ngoài quốc doanh nói chung, tuy chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhưng càng ngày càng phát triển và chiếm một vị trí xứng đáng trong nền kinh tế quốc dân. Khu vực kinh tế này không những chiếm một khối lượng sản phẩn tương đối trong tổng sản phẩm xã hội mà nguồn thu từ thành phần kinh tế này cũng chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong tổng thu Ngân sách Nhà nước. Đồng thời còn thu hút một lực lượng lao động lớn mà thành phần kinh tế quốc doanh chưa đảm bảo hết. Kinh tế cá thể đã tận dụng được lực lượng dồi dào, nhất là lao động có tay nghề cao, đồng thời giải quyết được công ăn việc làm cho nhiều lao động dư thừa, tạo thu nhập và từng bước góp phần nâng cao đời sống của các tầng lớp dân cư. Phương pháp kinh doanh của hộ cá thể cũng rất phong phú và đa
dạng, thu hút nhiều thành phần xã hội tham gia, do đó trình độ chuyên môn, tay nghề của họ cũng rất đa dạng.
ở nước ta hơn 10 năm mở cửa phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã khẳng định được vai trò của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh nói chung và kinh tế cá thể nói riêng.Thành phần kinh tế ngoài quốc doanh bổ sung hỗ trợ cho thành phần kinh tế quốc doanh, nhất là khu vực thành phần kinh tế chưa thực sự chiếm vị trí chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.
Thực tế, trong những năm gần đây số thuế thu được từ kinh tế cá thể có tỷ trọng theo xu hướng tăng lên trong tổng thu ngân sách Nhà nước. Theo số liệu của Tổng cục Thuế thì:
+ Năm 1992 tổng thu nộp vào ngân sách Nhà nước là 21.023 tỷ thì thuế đạt 16.074 tỷ đồng; trong đó thu từ thành phần kinh tế cá thể là 589 tỷ (chiếm 2,8% trong tổng thu Ngân sách và chiếm 3,7% so với tổng thu thuế).
+ Năm 1993 tổng thu nộp vào ngân sách Nhà nước là 31.840 tỷ thì thuế đạt 25.572 tỷ đồng; trong đó thu từ thành phần kinh tế cá thể là 893 tỷ(chiếm 2,8% trong tổng thu Ngân sách và chiêm 3,5% so với tổng thu thuế).
Tóm lại, hoạt động kinh tế ngoài quốc doanh nói chung và hoạt động kinh tế cá thể nói riêng là hoạt đọng tồn tại khách quan do đòi hỏi của sản xuất và đời sống xã hội. Với quan điểm đó hoạt động của thành phần kinh tế này ngày càng trở nên quan trọng trong nền kinh tế quốc dân cả trong hiện tại và trong tương lai.