Số tiền % Số tiền % 1.Nông nghiệp 124.720 144.066 191.965 19.346 15,51 47.899 33,25 *Trồng trọt 258 977 567 719 278,68 -410 -41,97 *Chăn nuôi 3.875 5.247 7.824 1.372 35,41 2.577 49,11 *KTTH 120.587 137.842 183.574 17.255 14,31 45.732 33,18 2. TTCN, TM-DV, ĐS 15.527 17.982 22.905 2.455 15,81 4.923 27,38 *TTCN,TM-DV 15.527 17.825 22.905 2.298 14,80 5.080 28,50 *Khác 0 157 0 157 - -157 - 100,00 Dư nợ NH 140.247 162.048 214.870 21.801 15,54 52.822 32,60
( nguồn:Phòng kế toán NHNo&PTNT huyện Lấp Vò) Giải thích
NH: ngắn hạn KTTH: kinh tế tổng hợp
TTCN, TM-DV, ĐS: tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, và đời sống
Qua số liệu, ta thấy dư nợ ngắn hạn tại chi nhánh liên tục tăng qua 3 năm, đây là xu hướng tốt. Năm 2005 dư nợ ngắn hạn là 140.247 triệu đồng, sang năm 2006 dư nợ ngắn hạn tăng lên đạt 162.048 triệu đồng tăng 21.801 triệu đồng với tốc độ tăng là 15,54% so với năm 2005. Đến năm 2007 dư nợ ngắn hạn tiếp tục tăng đạt 214.870 triệu đồng, tăng hơn năm 2006 là 52.822 triệu đồng với tốc độ tăng 32,60
% . Trong dư nợ ngắn hạn thì ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao, còn ngành tiểu thủ công nghiệp, thương mại-dịch vụ thì chiếm tỷ trọng thấp hơn.
Đồ thị 7: Dư nợ ngắn hạn theo ngành năm 2005-2007 của NHNo & PTNT Lấp Vò
a) Ngành nông nghiệp
Tỷ trọng của ngành này trong dư nợ ngắn hạn: năm 2005 là 88,93%, năm 2006 là 88,90%, năm 2007 là 89,34%. Số tiền dư nợ là: năm 2005 là 124.720 triệu đồng, năm 2006 là 144.066 triệu đồng, tăng 19.346 triệu đồng với tốc độ tăng 15,51% so với năm 2005, đến năm 2007 số tiền dư nợ ngành này tiếp tục tăng lên đạt đến 191.965 triệu đồng, tăng 33,25% so với năm 2006 với số tiền là 47.899 triệu đồng, dư nợ tăng qua 2 năm 2006, 2007 và đặc biệt là tăng nhanh trong năm 2007 tăng đến 33,25% so với năm 2006 là do trong năm 2007 cá tra bán được giá nên người dân nuôi cá tra có nhu cầu mở rộng diện tích nuôi lên và đặc biệt là mô hình kinh tế tổng hợp làm ăn có hiệu quả nên có nhu cầu tăng nguồn vốn hoạt động. Chính vì những yếu tố trên nên góp phần làm cho dư nợ ngắn hạn của ngành này tăng lên. Sự gia tăng dư nợ của ngành nông nghiệp được thể hiện qua sự tăng lên của các đối tượng sau:
- Trồng trọt
Dư nợ ngành này chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng dư nợ ngắn hạn của Ngân hàng. Dư nợ ngành trồng trọt năm 2005 là 258 triệu đồng, năm 2006 là 977 triệu đồng, tăng 278,68 triệu đồng hay tăng 278,68% so với năm 2005. Năm 2007 dư nợ ngành này giảm xuống còn 567 triệu đồng, giảm 410 triệu đồng hay giảm
- Chăn nuôi
Dư nợ của ngành này liên tục tăng. Năm 2005 có dư nợ là 3.875 triệu đồng, năm 2006 dư nợ ngành này tăng lên đạt 5.247 triệu đồng, tăng 1.372 triệu đồng hay tăng 35,41% so với năm 2005. Năm 2007 dư nợ tiếp tục tăng đạt 7.824 triệu đồng, tăng 49,11% so với năm 2006 hay tăng 2.577 triệu đồng. Sự tăng trưởng này do những năm qua doanh số cho vay tăng tương ứng.
- Kinh tế tổng hợp
Cũng do ảnh hưởng của tình hình cho vay nên dư nợ mô hình kinh tế tổng hợp chiếm tỷ trọng cao nhất trong nội bộ ngành nông nghiệp. Cụ thể năm 2005 là 96,69%, năm 2006 là 95,68% và năm 2007 là 95,63%. Năm 2005 dư nợ mô hình kinh tế tổng hợp là 120.587 triệu đồng, sang năm 2006 dư nợ mô hình này là 137.842 triệu đồng tăng 17.255 triệu đồng với tốc độ tăng 14,31% so với năm 2005. Đến năm 2007 dư nợ mô hình kinh tế tổng hợp là 183.574 triệu đồng, tăng 33,18% so với năm 2006 với số tiền là 45.732 triệu đồng.
b) Tiểu thủ công nghiệp, thương mại-dịch vụ, đời sống
Dư nợ của lĩnh vực này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ ngắn hạn. Năm 2005 là 11,07%, năm 2006 là 11,10%, và năm 2007 là 10,66%. Dư nợ năm 2005 là 15.527 triệu đồng, năm 2006 dư nợ tăng đạt 17.982 triệu đồng, tăng 2.455 triệu đồng hay tăng 15,81% so với năm 2005. Đến năm 2007 dư nợ ngành này tiếp tục tăng đạt 22.905 triệu đồng, tăng 27,38% hay tăng 4.923 triệu đồng. Dư nợ ngành này tăng liên tục qua ba năm cho thấy tình hình tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ trên địa bàn huyện có bước phát triển, người dân đã mạnh dạn đầu tư mở rộng các ngành nghề truyền thống cũng như các hoạt động dịch vụ phục vụ đời sống ngày càng tốt hơn, mặt khác nó còn thể hiện sự tích cực của ban lãnh đạo Ngân hàng trong việc thâm nhập thị trường mở rộng qui mô tín dụng.
Nhìn chung dư nợ ngắn hạn của Ngân hàng tăng qua các năm, là do sự tăng trưởng mạnh mẻ của ngành nông nghiệp và ngành tiểu thủ công nghiệp, thương mại-dịch vụ.
4.2.4.2 Tình hình dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế tại Ngân hàng hàng
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 2006 So với 2005 2007 So với 2006
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
1.Cá thể, hộ sản xuất 127.540 90,94 144.561 89,21 182.460 84,92 17.021 13,35 37.899 26,22
2.CSSX và DNNQD 12.707 9,06 17.487 10,79 32.410 15,08 4.780 37,62 14.923 85,34
Dư nợ NH 140.247 100,00 162.048 100,00 214.870 100,00 21.801 15,54 52.822 32,60
( Nguồn: Phòng kế toán NHNo & PTNT Lấp Vò) Giải thích
NH: Ngắn hạn CSSX: Cơ sở sản xuất DNNQD: Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
a) Cá thể, hộ sản xuất
b) Dư nợ ngắn hạn của thành phần này tăng dần qua các năm. Cụ thể là năm 2005 dư nợ ngắn hạn của thành phần kinh tế này là 127.540 triệu đồng, sang năm 2006 dư nợ này tăng lên đạt 144.561 triệu đồng, tăng 17.021 triệu đồng với tốc độ tăng là 13,35% so với năm 2005. Đến năm 2007 dư nợ của cá thể hộ sản xuất tiếp tục tăng lên đạt 182.460 triệu đồng, tăng 37.899 triệu đồng so với năm 2006 với tốc độ tăng 26,22%.
c)