Các quy định pháp luật về định giá doanh nghiệp

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP-THỰC TRẠNG VIỆC ĐỊNH GIÁ CHỨNG KHOÁN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM THỜI GIAN QUA VÀ SẮP TỚI (Trang 33)

Quy định của pháp luật về định giá doanh nghiệp gần đây nhất là nghị định 109/NĐ- CP ban hành ngày 26/6/2007. Theo như quy định hiện tại:

 Nhà nước khuyến khích định giá doanh nghiệp theo 2 phương pháp: giá trị sổ sách và dòng tiền chiết khấu, ngoài ra doanh nghiệp có thể sử dụng phương pháp khác nhưng phải giải trình rõ ràng.

 Khi tiến hành IPO, doanh nghiệp có tổng giá trị tài sản theo sổ kế toán từ 30 tỷ đồng trở lên hoặc giá trị vốn nhà nước theo sổ kế toán từ 10 tỷ đồng trở lên hoặc có vị trí địa lý thuận lợi phải thuê các tổ chức có chức năng định giá như: các công ty kiểm toán, công ty chứng khoán, tổ chức thẩm định giá, ngân hàng đầu tư trong nước và ngoài nước có chức năng định giá thực hiện tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp. Các doanh nghiệp còn lại không nhất thiết phải thuê tổ chức tư vấn định giá xác định giá trị doanh nghiệp, doanh nghiệp tự xác định giá trị và báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định giá trị doanh nghiệp.

 Việc xác định giá trị doanh nghiệp khi IPO chỉ là cơ sở để xác định quy mô vốn điều lệ, cơ cấu cổ phần phát hành lần đầu và giá khởi điểm để thực hiện đấu giá bán cổ phần; còn giá trị thực của cổ phiếu sẽ do thị trường quyết định, thông qua việc bán đấu giá công khai. Vì vậy, nếu việc xác định giá trị doanh nghiệp chưa thực sự chính xác thì việc đấu giá cổ phần sẽ khắc phục được nhược điểm này và giá trị thực của nó sẽ là giá thị trường mà người mua chấp nhận.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP-THỰC TRẠNG VIỆC ĐỊNH GIÁ CHỨNG KHOÁN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM THỜI GIAN QUA VÀ SẮP TỚI (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)