Quy tắc & thực hành thống nhất tín dụng chứng từ UCP

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA NHTM (Trang 25 - 26)

Thông báo bộ chứng từ đến khách hàng Thanh toán hoặc chấn nhận thanh toán

1.1.7.1.Quy tắc & thực hành thống nhất tín dụng chứng từ UCP

Quy tắc & thực hành thống nhất tín dụng chứng từ, mặc dù chỉ là những quy tắc được soạn thảo bởi phòng thương mại quốc tế (ICC) nhưng được coi là Luật Quốc Tế về ngân hàng trong giao dịch tín dụng chứng từ và được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới.

Để được áp dụng UCP 500, tất cả các L/C phải ghi rõ:

“This L/C is subject to Uniform Custom ans Practice for Documetary Credit, 1993 Revision, ICC Publication No 500”

“L/C này áp dụng Quy tắc và Thực hành Thống nhất vể Tín dụng chứng từ, Bản sửa đổi 1993, Phòng Thương mại Quốc tế, số xuất bản 500”

Hiện nay L/C được giao dịch bằng hệ thống SWIFT giữa các ngân hàng là phổ biển, và theo quy tắc của SWIFT, các L/C mở qua SWIFT thì đương nhiên áp dụng UCP 500 vào ngày phát hành mà không cần dẫn chiếu câu trên vào bản điện SWIFT.

Khi dẫn chiếu UCP vào L/C thì nó trở thành một trong những cơ sở pháp lý quan trọng để giải quyết những tranh chấp phát sinh giữa các bên tham gia.

Nhìn chung, UCP 500 được thiết kế với 2 nhóm quy định khác nhau: Nhóm quy định mang tính bắt buộc: đây là những quy định mang tính chất chủ đạo làm nền tảng vững chắc của phương thức này, nên mang tính bắt buộc cao. ví dụ:

+ L/C phải được phát hành bời ngân hàng, các tổ chức phi ngân hàng không được phát hành.

+ Ngân hàng mở L/C chỉ thanh toán trên cơ sở bộ chứng từ mà nhà xuất khẩu xuất trình phải phủ hợp với những điều khoản và điều kiện đã ghi trong L/C. Nếu bộ chứng từ bất hợp lý ngân hàng phát hành có quyền từ chối thanh toán L/C. Và ngân hàng chỉ thanh toán trong thời gian hiệu lực thanh toán L/C.

+ Thời gian hiệu lực bắt buộc thanh toán L/C đối với các ngân hàng thanh toán theo quy định là 7 ngày làm việc kể từ khi nhận chứng từ, nếu bộ chứng từ hợp lý …

Nhóm quy định không mang tính bắt buộc: Một số điều khoản trong L/C cho phép lựa chọn, tuỳ theo các bên tham gia sẽ thoả thuận cụ thể. Chẳng hạn:

+ Số loại chứng từ cần xuất trình, số lượng mỗi loại, bản gốc hay bản sao… (Điều 20)

+ Loại L/C nếu không ghi ghì thì được coi là L/C không huỷ ngang (điều 6)

+ Hoá đơn thương mại do người thu hưởng L/C lập không cần ký, nếu ký nên quy định rõ trong L/C hoặc trừ khi có quy định khác (điều 37)

+ Về phạm vi, UCP được áp dụng trong tất cả L/C, nếu như những điều khoản nào UCP không có, thì các bên được phép thoả thuận nhưng phải ghi vào L/C.

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA NHTM (Trang 25 - 26)