HÀNG TỒN KHO
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những thành công mà công ty đã đạt được trong thời gian qua, công ty cũng bộc lộ một số hạn chế trong công tác sử dụng vốn, cụ thể như:
Thứ nhất, lượng vốn cố định của công ty thấp làm cho doanh nghiệp không chủ động trong kinh doanh nhất là kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá. Lượng vốn thấp cũng gây khó khăn cho việc đầu tư đổi mới tài sản cố định cũng như mở rộng kinh doanh trong tương lai.
Thứ ba, cơ cấu vốn của công ty chưa hợp lý và đang biến động theo chiều hướng không có lợi. Qua bảng cân đối kế toán có thể nhận thấy dễ dàng là công ty đang sử dụng một tỷ lệ nợ cao. Tỷ trọng nợ, trong đó chủ yếu là nợ ngắn hạn, thường xuyên chiếm tới 70% trong tổng số vốn của công ty và có xu hướng ngày một tăng. Nhưng tỷ lệ nợ quá cao thì tất nhiên sẽ tiềm ẩn những rủi ro nhất định về khả năng thanh khoản. Rủi ro này phần lớn do người cho vay phải gánh chịu. Đối với người cho vay khi họ thấy tỷ trọng nợ trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp cao (rủi ro sẽ lớn) họ sẽ yêu cầu một lãi suất cao hơn và doanh nghiệp đến một lúc nào đó không vay được nữa. Như vậy, việc sử dụng nợ cao sẽ làm công ty mất chủ động trong kinh doanh.
Trên thực tế, có rất nhiều vụ làm ăn cần tới một lượng vốn lớn để đặt cọc, những lúc như vậy công ty mới bắt đầu vay vốn Ngân hàng nên thiếu chủ động, nhiều khi để lỡ cơ hội kinh doanh.
Thứ ba, hiệu quả sử dụng vốn lưu động chưa tương xứng với tỷ trọng vốn lưu động bỏ ra, làm cho lợi nhuận thu được chưa tương xứng với doanh thu.
Những hạn chế trên bắt nguồn từ một số nguyên nhân cơ bản sau:
Thứ nhất, hiệu quả sử dụng vốn lưu động chưa cao là do nhiều nguyên nhân tác động nhưng chủ yếu là do: