THÀNH VIÊN DELOITTE TOUCHE TOHMATSU

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VỀ CÁC THỦ TỤC KẾT THÚC KIỂM TOÁN (Trang 34 - 39)

II. Những vấn đề cần lưu ý:

4. Lập Báo cáo kiểm toán

THÀNH VIÊN DELOITTE TOUCHE TOHMATSU

Hà Nội, Việt Nam

Ngày 16 tháng 3 năm 2001.

Trên đây là báo cáo kiểm toán của kiểm toán viên độc lập về báo cáo tài chính của Công ty Liên doanh TNHH A. Tiếp theo là phần trình bày báo cáo của Ban giám đốc Công ty và các báo cáo tài chính đã được kiểm toán. Tuy nhiên, do việc trình bày tất cả các báo cáo trên là không cần thiết nên dưới đây chỉ xin được nêu phần ghi chú số 13 và 14 trong thuyết minh báo cáo tài chính liên quan đến tình hình góp vốn và thị trường tiêu thụ và đã được đề cập ở các phần trước. Các ghi chú từ 1 đến 12 liên quan đến: Thông tin khái quát, tóm tắt các chính sách chủ yếu, các khoản mục trên bảng cân đối kế toán và bảng kết quả kinh doanh

<Trích Thuyết minh Báo cáo tài chính của Công ty Liên doanh TNHH A>

GHI CHÚ BÁO CÁO TÀI CHÍNH (tiếp theo)

(Các ghi chú này là một bộ phận hợp thànhvà được đọc đồng thời với báo cáo tài chính ).

l) Tình hình góp vốn.

Năm 2000: Lỗ 75.000 Đô la Mỹ. Năm 1999: Lỗ 47.000 Đô la Mỹ.

Cũng tại thời điểm này, các bên liên doanh:  Công ty Japan Tomen. Ltd

 Công ty TNHH Xuất khẩu Nam Thắng  Công ty Vận tải A.

vẫn chưa góp đủ vốn theo quy định trong Điều lệ hoạt động của Công ty. Chúng tôi đã nhận được cam kết hứa góp đủ vốn trước ngày quy định trong Điều lệ. Chúng tôi tin rằng, với số vốn góp này chúng tôi sẽ có khả năng trang trải các khoản chi phí cần thiết cho hoạt động của chúng tôi trong thời gian tới.

Cho đến thời điểm kết thúc niên độ, Đông Âu vẫn còn là một thị trường chủ yếu của Công ty, thể hiện qua các hợp đồng xuất khẩu, đơn đặt hàng với giá trị lớn với thị trường này. Nhưng trong khoảng thời gian sau ngày kết thúc niên độ cho đến ngày kiểm toán (hơn hai tháng), các hợp đồng xuất khẩu và đơn đặt hàng đó đã bị đơn phương huỷ bỏ từ phía bạn do tình hình tài chính của bạn không ổn định, dẫn đến khả năng Công ty mất đi một thị trường tiêu thụ lớn. Tuy nhiên, chúng tôi đã có kế hoạch thâm nhập vào thị trường các nước Nam Mỹ và kế hoạch này đã được Hội đồng quản trị thông qua trong cuộc họp Hội đồng quản trị lần II (2/2001). Chúng tôi tin rằng với kế hoạch này, thị trường mới sẽ có khả năng thay thế thị trường đã mất trong việc tiêu thụ sản phẩm. Do đó, báo cáo tài chính của Công ty vẫn được trình bày trên giả thiết Công ty vẫn tiếp tục hoạt động bình thường.

Cũng như Công ty Liên doanh TNHH A, đối với Công ty Liên doanh TNHH B, việc trình bày tất cả Báo cáo kiểm toán, Báo cáo của Ban giám đốc và Báo cáo tài chính là không cần thiết, nên phần dưới đây chỉ xin được trình bày Báo cáo kiểm toán của kiểm toán viên và phần ghi chú 2a và 18 trong Thuyết minh Báo cáo tài chính của Công ty.

Deloitte Touche CÔNG TY KIỂM TOÁN VIỆT NAM

Tohmatsu Thành viên Deloitte Touche Tohmatsu

Số 8 – Phạm Ngọc Thạch Hà Nội - Việt Nam Tel: xxx Fax: xxx Số 239/VACO.KT.ISD

BÁO CÁO CỦA KIỂM TOÁN VIÊN ĐỘC LẬP

Kính gửi: Các thành viên Hội đồng quản trị Công ty Liên doanh TNHH B

Chúng tôi đã thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính cho năm kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2000 của Công ty Liên doanh TNHH B (Công ty) từ trang 5 đến trang 18 kèm theo. Báo cáo này được lập trên cơ sở các chính sách kế toán được trình bày ghi trong ghi chú số 4 phần ghi chú báo cáo tài chính.

Trách nhiệm của Ban giám đốc và kiểm toán viên.

Như đã trình bày ở trang 2, Ban giám đốc Công ty có trách nhiệm lập các báo cáo tài chính phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính của Công ty. Trách nhiệm của chúng tôi là đưa ra ý kiến độc lập vế các báo cáo tài chính này dựa trên kết quả kiểm toán của chúng tôi và báo cáo với các bên liên doanh của Công ty. Cơ sở để đưa ra ý kiến.

Chúng tôi đã tiến hành kiểm toán theo các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, Chuẩn mực kiểm toán Quốc tế được chấp nhận tại Việt Nam và Quy chế kiểm toán độc lập tại Việt Nam. Công việc kiểm toán bao gồm việc kiểm tra, trên cơ sở chọn mẫu các bằng chứng liên quan đến số liệu và giải trình trong báo cáo tài chính. Chúng tôi cũng tiến hành xem xét các ước tính và đánh giá trọng yếu mà Ban giám đốc đã thực hiện trong quá trình lập các báo cáo tài chính này, đồng thời xem xét các chính sách kế toán có được áp dụng nhất quán, trình bày đầy đủ và phù hợp với điều kiện của Công ty hay không.

Chúng tôi đã lập kế hoạch và thực hiện công việc kiểm toán nhằm thu thập các thông tinvà sự giải trình mà chúng tôi cho là cần thiết, qua đó cung cấp các bằng chứng xác thực để đảm bảo rằng báo cáo tài chính không có những sai sót trọng yếu. Để đưa ra ý kiến, chúng tôi cũng đánh giá tổng quát về những thông tin được trình bày trên Báo cáo tài chính. Chúng tôi tin tưởng rằng việc kiểm toán đã cung cấp một cơ sở hợp lý cho ý kiến của chúng tôi.

Ý kiến của kiểm toán viên.

Chúng tôi xin lưu ý tới ghi chú 2a của báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính kèm theo được lập trên cơ sơ Công ty hoạt động liên tục. Với khoản lỗ đáng kể và tình hình công nợ ngắn hạn ròng của Công ty tại ngày 31 tháng 12 năm 2000, khả năng tiếp tục hoạt động của Công ty phụ thuộc đáng kể vào khả năng thu lợi nhuận trong

tương lai của Công ty và việc tiếp tục tài trợ từ các bên liên doanh. Do vậy, một số bút toán điều chỉnh có thể được thực hiện đối với các số liệu về tài sản và phân loại lại công nợ. Ngoài ra, tại ghi chú 18 sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ, một khoản phải thu thương mại Công ty Tomin- Băngladesh trị giá 375.500 Đô la Mỹ chưa thực hiện được mặc dù đã quá hạn hợp đồng thanh toán năm (5) tuần và Công ty vẫn chưa lập dự phòng cho khoản phải thu này. Điều này sẽ gây ngộ nhận cho người đọc báo cáo tài chính là vẫn còn khả năng thu hồi được. Báo cáo tài chính cũng như ghi chú báo cáo tài chính không phản ánh thực tế này.

Theo ý kiến của chúng tôi, ngoại trừ những tác động của các vấn đề nêu trên, báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu, tình hình tài chính của Công ty tại ngày 31 tháng 12 năm 2000 cũng như kết quả kinh doanh và các luồng lưu chuyển tiền tệ trong năm tài chính kết thúc tại ngày 31 tháng 12 năm 2000, phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành và các quy định pháp lý có liên quan.

(Ký họ tên, đóng dấu) (Ký họ tên)

Tổng Giám đốc Kiểm toán viên

Giấy phép hành nghề số: xxx Giấy phép hành nghề số: xxx

Thay mặt và đại diện cho Công ty kiểm toán Việt Nam

THÀNH VIÊN DELOITTE TOUCHE TOHMATSU

Hà Nội, Việt Nam

Ngày 20 tháng 4 năm 2001.

<Trích Thuyết minh Báo cáo tài chính của Công ty Liên doanh TNHH B>

GHI CHÚ BÁO CÁO TÀI CHÍNH (tiếp theo)

(Các ghi chú này là một bộ phận hợp thànhvà được đọc đồng thời với báo cáo tài chính ).

2a. Khả năng thanh toán

Trong kỳ hoạt động năm 2000, Công ty phát sinh một khoản lỗ là 1.750.000 Đô la Mỹ (năm 1999 là 2.800.000 Đô la Mỹ). Và tại thời điểm cuối năm, số lỗ đã lớn hơn vốn pháp định là 140.000 Đô la Mỹ. Công nợ ngắn hạn của Công ty đã vượt qúa tài sản lưu động 4.900.000 Đô la Mỹ (năm 1999 là 2.500.000 Đô la Mỹ).

Các bên trong Liên doanh cam kết tiếp tục hỗ trợ vốn cho đến khi Công ty có khả năng tạo đủ nguồn tiền để tự trang trải các chi phí.

18. Sự kiện phát sinh sau ngày lập báo cáo tài chính.

Một khoản phải thu thương mại Công ty Tomin- Băngladesh trị giá 375.500 Đô la Mỹ chưa thực hiện được mặc dù đã quá hạn hợp đồng thanh toán năm (5) tuần. Chúng tôi đã nhận được xác nhận của khách hàng về số tiền trên nên không lập dự phòng cho khoản phải thu này.

Do đó, báo cáo tài chính của Công ty vẫn được trình bày trên giả thiết Công ty vẫn tiếp tục hoạt động bình thường.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VỀ CÁC THỦ TỤC KẾT THÚC KIỂM TOÁN (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w