PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ ĐÊ' XUÂT ■

Một phần của tài liệu Kiểm nghiệm một số dược liệu có nhầm lẫn bằng phương pháp hiển vi (Trang 35)

Sau một thòi gian và khảo sát tình hình thực tế sử dụng thuốc đông dược và đi sâu vào nghiên cứu kỉểm nghiệm một số dược liệu cụ thể chúng tôi đã đạt một số kết quả sau:

ỉ. Bổ sung tư liệu kiểm nghiệm về mặt hiển vỉ các vị thuốc thường dùng trong các bài thuốc dân gian: Thổ tam thất, Tam thất gừng, Thạch xương bồ. Tạo cơ sở thành lập các chuyên luận kiểm nghiệm phân biệt chúng.

2. Nghiên cứu kiểm nghiệm một số vị thuốc nhập ngoại như Bối mẫu, Tam thất, cửu tiết xương bồ, sơ bộ đánh giá tính chân thực của chúng, góp phần xây dựng các tiêu chuẩn dược liệu trong quá trình lưu thông, xuất nhập khẩu. Qua kết quả thực nghiệm cho thấy vị “Thổ bối mẫu

hiện đang dùng trên thị trường không phải là Thổ bối mẫu mà Dược điển Trung quốc quy định.

3. Quá trình tiến hành đã sử dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ thông tin, tạo nên hình ảnh của các vi phẫu đặc điểm bột có độ chính xác và tính khách quan cao, góp phần thành lập cơ sở dữ liệu kiểm nghiệm dược liệu phục vụ tích cực cho công tác kiểm nghiệm cũng như quá trình trao đổi, truyền đạt thông tin khoa học.

Kiến nghỉ:

1. Nẹành Y tế Việt Nam nên xây dựng một hệ thống quản lý chặt chẽ chất lượng thuốc đông dược, với các tiêu chuẩn kiểm nghiệm chính xác kèm theo những hình ảnh rổ ràng, làm cơ sở pháp lý cho việc kiểm nghiệm thuốc đông dược.

2. Bổ sung cán bộ nòng cốt là các Dược sỹ đại học để phụ trách khâu quan trọng trong buôn bấn, thu mua và xuất nhập khẩu dược liệu đồng thời cần nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn cho các cán bộ đang hoạt động trong lĩnh vực này.

3. Nhà nước và ngành Y tế nên chú trọng đầu tư trang thiết bị phục vụ cho công tác kiểm nghiệm nói chung nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp hiển vi trong kiểm tra chất lượng dược liệu làm thuốc.

Một phần của tài liệu Kiểm nghiệm một số dược liệu có nhầm lẫn bằng phương pháp hiển vi (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)