“Cấu trúc vốn hợp lý” là gì? Và nó có những gì khác biệt so với “cấu trúc vốn tối ưu”?
Chúng ta có thể định nghĩa “cấu trúc vốn hợp lý” như sau: cấu trúc vốn hợp lý của một doanh nghiệp là cấu trúc vốn mà ở đó doanh nghiệp đạt được chi phí vốn thấp hơn chi phí vốn hiện tại và có giá trị doanh nghiệp cao hơn giá trị doanh nghiệp hiện tại hoặc doanh nghiệp đạt được những mục tiêu trong chính sách phát triển của mình. Định nghĩa “cấu trúc vốn hợp lý” có thể khái quát bao gồm 2 ý cơ bản riêng rẽ như sau:
1. Tạo ra chi phí vốn thấp hơn chi phí vốn hiện tại và tạo ra giá trị doanh nghiệp hay giá trị cố phiếu cao hơn giá trị doanh nghiệp hay giá trị cổ phiếu hiện tại: Việc xác định cấu trúc vốn như vậy sẽ giúp ban quản trị chịu ít sức ép về quản trị doanh nghiệp hơn so với xác định cấu trúc vốn tối ưu mà vẫn đảm bảo doanh nghiệp đạt được mục tiêu chi phí vốn và giá trị cổ phiếu tốt. Tuy nhiên, có một điểm đáng lưu ý ở đây, đó chính là việc xác định cấu trúc vốn hợp lý của doanh nghiệp phải nằm trong “khả năng thực hiện” của doanh nghiệp đó. Ví dụ, nếu năm thứ 1 doanh nghiệp vay 100, năm thứ 2 vay 130, năm thứ 3 vay 180 và năm thứ 4 vay 200. Như vậy trong 4 năm, ta có thể thấy biến động nợ vay của doanh nghiệp cao nhất là tăng thêm 50 và năm thứ 5 và thấp nhất là 20 vào năm thứ 4. Do đó đến năm thứ năm, giá trị tăng thêm của khoản nợ vay nên biến động từ 20-50 là hợp lý.
2. Cấu trúc vốn hợp lý để giúp thực hiện một mục tiêu trong chính sách phát triển của doanh nghiệp:
Việc xác định cấu trúc vốn không phải lúc nào cũng cần đạt được mục tiêu là chi phí vốn và giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp. Đôi khi, doanh nghiệp cần phải hy sinh hai giá trị này cho các mục tiêu khác của doanh nghiệp. Ví du như với một doanh nghiệp đang vay nợ quá nhiều, việc gia tăng nợ lúc này không giúp doanh nghiệp có chi phí vốn tốt hơn hay giá trị cổ phiếu cao hơn mà trái lại nó làm gia tăng trong tâm lý nhà đầu tư về khả năng phá sản ngày càng cao của doanh nghiệp. Và do đó, lúc này doanh nghiệp cần xác
định lại cấu trúc vốn với việc giảm tỷ lệ vay nợ trong cơ cấu nguồn vốn của mình. Việc làm này có thể không tạo ra nhiều lợi nhuận như mong đợi nhưng nó sẽ chấn an tâm lý các nhà đầu tư và giúp giá cổ phiếu ở trạng thái cân bằng nhất định.
1.4.2. Chiến lược cho việc quản lý cấu trúc vốn hiệu quả:1.4.2.1 Xác định mục tiêu của việc xây dựng cấu trúc vốn: 1.4.2.1 Xác định mục tiêu của việc xây dựng cấu trúc vốn:
Bao giờ cũng vậy, trước khi thực hiện một việc gì, chúng ta cần xác định mục tiêu của riêng mình. Doanh nghiệp cũng vậy, trước khi xác định cấu trúc vốn cụ thể, nhà quản trị cùng nên xác định mục tiêu doanh nghiệp mình hướng tới.
Việc xác định mục tiêu là nhiệm vụ cơ bản đầu tiên trong chiến lược xác định cấu trúc vốn, nó có khả năng chi phối toàn bộ quá trình xác địng cấu trúc vốn hợp lý của doanh nghiệp.
1.4.2.2 Xác định giá trị thị trường của tài sản:
Cấu trúc vốn của doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là sự biến động bên trong phần nguồn vốn của doanh nghiệp mà nó còn có sự tác động của tài sản. Phần tài sản thể hiện những gì doanh nghiệp đang thực có giống như những gì chúng ta đang nắm trong tay. Ví dụ trong tay chúng ta đang có một chiếc đồng hồ điện tử trị giá 50.000đ nhưng chúng ta lại muốn đổi nó để lấy một khoản tiền mặt 100.000đ, điều này là không thể. Mối quan hệ giữa tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp cũng vậy. Việc xác định giá trị thị trường tài sản của doanh nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó cho ta biết hiện tại tài sản có thể bù đắp bao nhiêu phần nợ của doanh nghiệp. Nếu thị giá tài sản thấp hơn giá trị nguồn vốn, điều đó có nghĩa doanh nghiệp đang ở trong tình trạng bờ vực của phá sản một khi các chủ nợ đồng loạt thực hiện đòi nợ với doanh nghiệp. Điều này còn quan trọng hơn trong tình hình của ngân hàng bởi bất kì thông tin xấu nào cũng có khả năng làm những người gửi tiền đồng loạt kéo đến rút tiền khỏi ngân hàng. Tuy nhiên, ở khía
cạnh khác, nếu thị giá tài sản lớn hơn so với nguồn vốn, điều đó cho phép doanh nghiệp có thể vay nhiều hơn thực tại sao cho giá trị nguồn vốn và thị giá tài sản trở nên ngang bằng nhau.
1.4.2.3. Xác định khả năng vay nợ của doanh nghiệp:
Khả năng vay nợ của doanh nghiệp ở đây không hẳn đồng nhất với việc thị giá tài sản của doanh nghiệp lớn hơn nguồn vốn bao nhiêu và doanh nghiệp có thể vay nợ trong khoảng chênh lệch đó mà có nghĩa là những hành vi vay nợ trong quá khứ của doanh nghiệp cho thấy doanh nghiệp có thể vay nợ trong giới hạn bao nhiêu. Ngoài ra, khả năng vay nợ ở đây còn tính đến:
• Điều khoản của hợp đồng vay nợ là dễ dãi hay khắt khe
• Quan hệ của doanh nghiệp hiện là rộng rãi hay hạn chế. Nếu doanh nghiệp có nhiều đối tác, hiển nhiên khă năng vay nợ cũng cao lên.
• Các chính sách của nhà nước trong điều kiện hiện tại đối với việc vay nợ của doanh nghiệp là ưu đãi hay không.
1.4.2.4. Quản lý rủi ro doanh nghiệp:
Doanh nghiệp cần xác định những rủi ro sẽ gặp phải trong quá trình hoạt động kinh doanh, đồng thời cũng cần quản lý và thấu hiểu được những rủi ro hiện tại đang gặp phải để từ đó có ra quyết sách là nên vay nợ thêm hay không.
1.4.2.5. Định giá doanh nghiệp:
Việc định giá doanh nghiệp cho thấy giá trị của doanh nghiệp hiện tại được thị trường định giá cao hay thấp so với giá trị thực.
Nếu giá trị doanh nghiệp đang được đinh giá cao, doanh nghiệp có thể ưu tiên phát hành cổ phiểu mới bởi như thế doanh nghiệp sẽ thu được thặng dư vốn để đầu tư và phát triển.
Ngược lại, nếu giá trị doanh nghiệp được định giá thấp hoặc ngang bằng thì doanh nghiệp cần xem xét các phương án vay nợ thêm vì như thế sẽ giúp doanh nghiệp đạt được chi phí vốn thấp và đạt được nhiều lợi nhuận hơn.
Ở khía cạnh khác, việc định giá doanh nghiệp còn giúp ban quản trị có thể so sánh giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp mình so với các doanh nghiệp khác cùng nghành, qua đó cho biết giá trị của doanh nghiệp mình khi phát hành cổ phiếu sẽ có mức độ thu hút ra sao với nhà đầu tư.
1.4.2.6. Bối cảnh nền kinh tế:
Bối cảnh nền kinh tế có tác động rất lớn đối với bất kì ngân hàng hay doanh nghiệp nào trong quá trình hoạt động kinh doanh. Trong điều kiện nền kinh tế phát triển thuận lợi, ngân hàng sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn do có khả năng cho vay với lãi suất cao và khả năng thu hồi vốn cao hơn. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế gặp khủng hoảng, việc cho vay và huy động vốn của ngân hàng sẽ đều gặp phải khó khăn và ảnh hưởng đến các quyết định về cấu trúc vốn với ngân hàng. Do đó, trong quá trình xác định cấu trúc vốn hợp lý cho ngân hàng mình, ngân hàng cần xem xét đến các yếu tố cũng như bối cảnh của nền kinh tế để có thể đưa ra được cấu trúc vốn phù hợp.