I. Cơ Sở Tính Toán Địa Vật Lý Giếng Khoan
4. Biện luận giá trị a,m,n
Các giá trị a, m, n là các tham số thực nghiệm phản ánh cấu trúc và độ gắn kết xi măng của đá. Các giá trị này được xác định dựa trên phân tích mẫu lõi.
Tại cấu tạo B, do không có mẫu lõi nên các giá trị này được lấy tại khu vực lân cận:
5) Tính toán bão hòa nước.
Xác định theo phương trình Archie:
Trong đó: Sw: độ bão hòa nước n: số mũ bão hòa
Rw: điện trở suất của nước thành hệ tại nhiệt độ của vỉa Rt: điện trở suất thực của thành hệ đọc trên đường cong Rt
Thông số A-1X a 1 m 1.86 n 1.91 Swn= a * Rw RT * Φm
a: tham số liên quan đến cấu trúc của đá.
ΦÂ: độ rỗng
m: hệ số gắn kết xi măng
Xác định giá trị Rw
Tại vỉa chứa có độ bão hòa nước 100%, Rw được xác định theo công thức: Rw = Rt*ΦÂm
Chọn vỉa cát sạch tại độ sâu 3029-3039 mMD, đọc trên băng log được giá trị Rt, có
Rt = 1.41(Ohmm) M =1.86
Rw = 0.08@ 100 deg.C
Sau đó xác định Rw tại các độ sâu vỉa khác nhau, có sự hiệu chỉnh về nhiệt độ theo công thức sau:
1 1 2 2 21.5 21.5 T R R T + = +
Trong đó: R1: giá trị Rw cần xác định tại độ sâu vỉa có với nhiệt độ T1 R2: giá trị Rw tại nhiệt độ T2 =100 deg.C
Sau khi tính giá trị Sw ta suy ra độ bão hòa hydrocacbon : SH = 1 - Sw Kết quả tính toán xem tại bảng 4 phần phụ lục.
6) Biện luận các giá trị cut-off. a. Độ rỗng tới hạn.
Dựa trên tài liệu mẫu lõi phân tích độ rỗng và độ thấm, ta sẽ xây dựng được một biểu đồ thể hiện sự tương quan giữa độ rỗng và độ thấm. Thực nghiệm cho thấy, khi độ thấm đạt giá trị lớn hơn hoặc bằng 1mD, dầu có thể di chuyển qua lỗ rỗng và khi độ thấm có giá trị lớn hơn hoặc bằng 0.1mD, khí có thể di chuyển qua lỗ rỗng.
Từ giá trị tới hạn của độ thấm, dựa vào biểu đồ tương quan giữa độ rỗng và độ thấm, ta có thể xác định được giá trị tới hạn cho độ rỗng.
Tại cấu tạo B, do chưa có tài liệu về mẫu lõi nên giá trị cut-off độ rỗng và độ thấm được xác định theo vùng lân cận, cụ thể là tại lô 12.
Tầng sản phẩm Tầng sản phẩm Hình 21 : Một số tầng sản phẩm giêáng A-1X 3253m 3274m 3234m
Đối với dầu:Độ thấm tới hạn: 1 mD Độ rỗng tới hạn: ΦÂcut-off=10% Đối với khí:Độ thấm tới hạn: 0.1 mD Độ rỗng tới hạn: ΦÂcut-off=7%
b. Độ sét tới hạn Vshcut-off.
Giá trị tới hạn độ sét tại cấu tạo B cũng được lấy dựa theo cấu tạo Dừa là 50%.
c. Giá trị giới hạn độ bão hòa nước Sw.
Giá trị tới hạn độ bão hòa nước tại cấu tạo B dựa theo cấu tạo Dừa là 70%.
Dựa vào sự biện luận các giá trị cut-off có thể loại bỏ các vỉa có độ rỗng nhỏ hơn 10% ta có chiều dày vỉa chứa. Sau khi loại trừ các vỉa có độ bão hòa nước lớn hơn 70% ta xác định chiều dày vỉa hiệu dụng.
Kết quả tính toán được trình bày chi tiết ở bảng tổng hợp phần
phụ lục.
Hình 22: Mối quan hệ giữa độ rỗng và độ thấm lô 12 (biểu đồ theo tài liệu của PVEP)
II. ĐỀ XUẤT KHOẢNG THỬ VỈA.
Từ kết quả minh giải tài liệu địa vật lý giếng khoan của giếng A-1X đã xác định được 55 vỉa chứa hydrocacbon. Trong 55 vỉa chứa cho thấy tại tầng có độ sâu 3500-3524mMD (3473-3497 mTVDSS) có các giá trị tốt nhất với bề dày hiệu dụng h = 24 m, Vsh = 3%, độ rỗng trung bình Φhd = 10%, độ bão hòa nước Sw = 36.67% và độ bão hòa hydrocacbon SH = 63.33%.
Kết hợp với kết quả minh giải MDT của vỉa chứa từ độ sâu 3473 tới 3497 mTVDSS (hình 23) và kết quả phân tích mẫu sườn, phân tích địa hóa… cho thấy tầng chứa này có biểu hiện dầu khí tốt nhất trong các vỉa còn lại.
Φ Sw Net HC N/G Loại chất lưu
13.7% 35.12% 24 m 1 Oil
3524
CC-13
Depth:
Từ kết quả phân tích tài liệu trên tác giả đề nghị thử DST tầng Miocene dưới độ sâu 3500-3524mMD (3473-3497 mTVDSS).
Hình 24 : Tầng sản phẩm được đề nghị thử vỉa DST
3500mMD
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VAØ KIẾN NGHỊ
Giếng khoan thẳng đứng A-1X thuộc cấu tạo B nằm trong lô 11.1 bồn trũng Nam Côn Sơn được khoan vào tháng 10 năm 1994. Kết quả khoan cho thấy biểu hiện dầu khí ở tầng Miocene giữa và Miocene dưới ( từ 3100mMD tới 3680mMD).
Quá trình nghiên cứu vaØ xử lý lại tài liệu địa chất và địa vật lý bởi Total được tiếp tục. Sau đó thu nổ thêm địa chấn 3D để chính xác hóa cấu tạo và tìm hướng phát triển lô. Kết quả cho thấy cấu tạo B có cấu trúc phức tạp.
Kết quả phân tích địa hóa, phân tích mẫu… cho thấy tầng Miocene giữa và Miocene dưới là tầng chứa tốt.
Trên cơ sở minh giải tài liệu địa vật lý giếng khoan A-1X và kết quả minh giải MDT cùng với biểu hiện khí tốt nên đề nghị thử vỉa tại tầng Miocene dưới độ sâu 3500-3524mMD (3473-3497 mTVDSS) để tính toán trữ lượng tìm hướng phát triển cấu tạo có tính thương mại.
Do trong quá trình khoan sẽ ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như môi trường hay thiết bị khoan làm cho kết quả đo đôi khi không có độ chính xác cao. Vì vậy để chính xác hơn nên so sánh và kết hợp với nhiều phương pháp khác. Cần khoan thêm những giếng khác để so sánh, kết hợp và để đánh giá thẩm lượng cấu tạo, phát triển khu vực.
TAØI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hiệp, Địa Chất Và Tài Nguyên Việt Nam.
2. T.S Nguyễn Quốc Quân, Bài Giảng Địa Vật Lý Giếng Khoan, Trường
Đại Học Khoa Học Tự Nhiên, Tp. Hồ Chí Minh.
3. Côn Sơn IOC, Hiip And Reserves Assessment Report Block 11.1
Offshore VietNam.
4. SCHLUMBERGER, Log Interpretation Principles/Applications, 1989.
5. Nguyễn Văn Phơn – Hoàng Văn Quyù, 2004. “ Địa Vật Lý Giếng
Khoan– Phần Thứ Nhất – Các Phương Pháp Địa Vật Lý Nghiên Cứu Giếng Khoan”.