Phương pháp này được áp dụng cới các công trình lớn, phức tạp, ưúa trình xây lắp sản phẩm có thể chia ra nhiều đội sản xuất khác nhau. Đối tượng tập hợp chi phí là từng đội sản xuất, còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm cuối cùng. Để tính giá thành sản phẩm cuối cùng phải tổng hợp chi phí sản xuất trừ đi chi phí thực tế của sản phẩm dở dang cuối kỳ của từng đội và cộng thêm chi phí thực tế của sản phẩm dở dang đầu kỳ.
Công thức tính giá thành như sau: Z = Dđk + C1 + C2 +...+ Cn Trong đó :
Z: giá thành sản phẩm
Dđk: giá thành sản phẩm dở dang đầu kỳ. Dck: giá thành sản phẩm dở dang cuối kỳ.
C1, C2, ...., Cn: chi phí sản xuất của từng đội sản xuất hay từng hạng mục công trình của công trình.
Ngoài các phương pháp cơ bản trên còn có một số phương pháp tính giá thành như :
- Phương pháp hệ số: áp dụng trong từng trường hợp giới hạn tập hợp chi phí là nhóm các hạng mục công trình. Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào hệ số qui đổi để qui ra tất cả các sản phẩm thu được về một loại sản phẩm gốc rồi từ đó tính ra giá thành đơn vị gốc và giá thành đơn vị từng loại khác.
- Phương pháp tỉ lệ chi phí: áp dụng trong trường hợp giới hạn tập hợp chi phí là nhóm hạng mục công trình nhưng đối tượng tính toán giá thành là từng hạng mục công trình. Trong trường hợp này, khi tính giá thành sản phẩm, kế toán thường dựa vào tỉ lệ giữa chi phí thực tế với chi phí kế hoạch hoặc định mức.
- Phương pháp liên hợp:là phương pháp kết hợp một trong các phương pháp trên với nhau. Trong xây lắp, người ta thường kết hợp phương pháp trực tiếp và phương pháp tổng cộng chi phí khi đối tượng tính giá thành là các giai đoạn, công việc hoặc kết hợp phương pháp trực tiếp với phương pháp hệ số, tỉ lệ khi đối tượng tính giá thành là các nhóm hạng mục công trình.
Tổng chi phí thực tế của cả côngtrình
=
Tỷ lệ phân bổ gía thành thực