Đây là thuật toán khắc phục những nhược điểm của thuật toán P&O trong trường hợp điều kiện thời tiết thay đổi đột ngột. Thuật toán này sử dụng tổng điện dẫn gia tăng của dãy pin quang điện để dò tìm điểm công suất cực đại. Thuật toán được minh họa trong hình sau:
Thuật toán này cơ bản dựa trên đặc điểm là: độ dốc của đường đặc tính pin bằng 0 tại điểm MPP. Độ dốc này là dương khi ở bên trái điểm MPP, là âm khi ở bên phải điểm MPP. Thể hiện như sau:
dP/dV = 0, tại điểm cực đại MPP của pin quang điện dP/dV > 0, bên trái điểm MPP
dP/dV < 0, bên phải điểm MPP Vì:
nên ta cũng có thể viết lại là: dI/dV = - I/V, tại điểm MPP dI/dV > - I/V, bên trái điểm MPP dI/dV < - I/V, bên phải điểm MPP
Bằng cách, so sánh giá trị điện dẫn tức thời (I/V) với giá trị điện dẫn gia tăng (I/V). Thuật toán này sẽ tìm được điểm làm việc có công suất lớn nhất. Tại điểm MPP, điện áp chuẩn Vref = VMPP. Mỗi khi điểm MPP được tìm ra, hoạt động của pin lại được duy trì ở điểm làm việc này, trừ khi có sự thay đổi về dòng điện I, sự thay đổi của dòng điện I thể hiện sự thay đổi của điều kiện thời tiết và của điểm MPP.
Độ lớn của điện dẫn gia tăng sẽ quyết định độ nhanh chậm trong việc tìm ra điểm MPP. Tuy nhiên, khi điện dẫn gia tăng lớn quá sẽ làm cho hệ thống hoạt động không chính xác tại điểm MPP và sẽ bị dao động.
Ưu điểm chính của phương pháp này là cho kết quả tốt nhất khi thời tiết thay đổi nhanh. Phương pháp này cũng cho dao động nhỏ nhất quanh điểm MPP hơn phương pháp P&O. Nhược điểm của phương pháp này là mạch điều khiển phức tạp. Nó sử dụng 2 cảm biến để đo giá trị dòng điện và điện áp, nên chi phí lắp đặt cao.
Tuy nhiên, ngày nay với sự xuất hiện của nhiều phần mềm hay các bộ xử lý đã làm giá thành của hệ này giảm đi rất nhiều.
Sơ đồ giải thuật của thuật toán INC được thể hiện như sau:
Hình 4.6 Sơ đồ thuật toán INC