- Trình bày được chuyển động tự quay quanh trục
c. Các tiêu chí biên soạn đề kiểm tra viết môn Địa lí
- Phản ánh được mục tiêu giáo dục - Phạm vi kiến thức, kĩ năng
+ Kiến thức và kĩ năng được kiểm tra toàn diện; kiến thức và kĩ năng nằm trong chương trình giáo dục phổ thông. Không sử dụng kiến thức, kĩ năng xa lạ để ra đề kiểm tra.
+ Số câu hỏi đủ để bao quát được các chủ đề đã học, nhưng đảm bảo phù hợp với thời gian kiểm tra và trình độ của HS. Không nên ra nhiều câu hỏi ở một nội dung.
- Hình thức kiểm tra
+ Tỉ lệ các câu hỏi tự luận và trắc nghiệm khách quan phù hợp với bộ môn (Tỉ lệ trắc nghiệm khách quan và tự luận tùy theo từng địa phương, đối tượng học sinh và điều kiện về cơ sở vật chất,... có thể chọn tỉ lệ trắc nghiệm khoảng 20-30%; tự luận khoảng 70-80%).
- Đề kiểm tra có tác dụng phân hóa: Có các câu hỏi ở các mức độ nhận thức khác nhau, nên để mức độ nhận thức cao có tỉ lệ điểm số hơn các mức độ nhận thức thấp.
- Có giá trị phản hồi: Có tình huống để HS bộc lộ điểm mạnh, yếu về nhận thức và năng lực. Phản ánh được ưu điểm và thiếu sót chung của HS.
- Độ tin cậy: Hạn chế tính chủ quan của người ra đề và người chấm bài kiểm tra. Đáp án biểu điểm chính xác để mọi GV và HS vận dụng cho kết quả giống nhau
- Tính chính xác, khoa học: Không có sai sót, diễn đạt rõ ràng,chặt chẽ, truyền tải hết yêu cầu tới HS, các câu hỏi đảm bảo đơn nghĩa.
- Tính khả thi: Câu hỏi phù hợp với trình độ, thời gian làm bài của HS, có tính đến thực tiễn của địa phương.
Bước 5. Xây dựng hướng dẫn chấm và biểu điểm
- Dựa vào ma trận đề và đề kiểm tra, kết hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông để xây dựng hướng dẫn chấm và biểu điểm. Trong quá trình xây dựng hướng dẫn chấm và biểu điểm cũng cần tính đến năng lực thực tế của HS địa phương.
- Việc xây dựng hướng dẫn chấm và biểu điểm còn phụ thuộc vào trình độ của GV.
Cách tính điểm