Những tranh chấp có thể phát sinh từ hợp đồng nhƣợng

Một phần của tài liệu Tranh chấp và giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại theo pháp luật Việt Nam (Trang 27)

thƣơng mại

Việc nghiên cứu những tranh chấp có thể phát sinh từ hợp đồng nhượng quyền thương mại không thể tách rời việc nghiên cứu giao kết, nội dung và hiệu lực của hợp đồng nhượng quyền thương mại. Nói cách khác, thông qua giao kết, nội dung và hiệu lực của hợp đồng này người ta có thể nắm bắt được các trường hợp tranh chấp có thể xảy ra.

28

1.3.1. Giao kết hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại và những tranh chấpliên quan

Để tiến tới thống nhất ý chí trong quá trình xác lập hợp đồng mua bán hàng hoá hay một số chủng loại hợp đồng dịch vụ thông thường khác, một bên thường đưa ra những điều kiện của hợp đồng, khi những điều kiện này được bên kia chấp nhận thì hợp đồng được coi là giao kết. Hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường được giao kết qua qui trình: chào hàng, chấp nhận chào hàng, hoặc các bên thoả thuận nội dung của hợp đồng, và hợp đồng có hiệu lực nếu hình thức và nội dung hợp pháp.

Điều 404, Bộ luật Dân sự 2005 quy định hợp đồng có hiệu lực vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết. Điều này cũng có nghĩa bên được đề nghị chỉ cần trả lời chấp nhận là đủ để giao kết hợp đồng, không cần thêm bất kỳ điều kiện bổ sung hay một sự trao đổi, thương lượng nào nữa. Do đó, yêu cầu trước hết và đương nhiên của đề nghị giao kết hợp đồng là phải nêu rõ nội dung chủ yếu của hợp đồng, nếu không chỉ được coi là lời mời giao kết hợp đồng hoặc lời mời đàm phán để giao kết hợp đồng.

Đối với quan hệ mua bán thông thường, người bán chào hàng và đề nghị giao kết với người mua hoặc ngược lại. Tuy nhiên trong quan hệ nhượng quyền thương mại có một chút khác biệt. Đa số mối quan hệ nhượng quyền thường là bên muốn nhận nhượng quyền đề nghị với bên nhượng quyền. Sau đó bên nhượng quyền xem xét các điều kiện thực tế của bên đề nghị nhận quyền có đáp ứng được các tiêu chuẩn của mình đặt ra hay không để phát triển hệ thống nhượng quyền hiện tại. Nếu bên nhượng quyền nhận thấy bên đề nghị nhận nhượng quyền đáp ứng được các yêu cầu của mình thì bên nhượng quyền có trách nhiệm phải gửi các

29

thông tin cần thết về hệ thống nhượng quyền của mình (các tài liệu công bố). Sau khi nghiên cứu những thông tin, tài liệu này trong một thời hạn nhất định do bên nhượng quyền ấn định, bên đề nghị nhận nhượng quyền hoàn toàn có thể rút lại đề nghị nhận nhượng quyền này. Ngược lại, thời điểm giao kết hợp đồng nhượng quyền thương mại là khi bên đề nghị nhận nhượng quyền bày tỏ ý muốn tiến tới giao kết hợp đồng thiết lập quan hệ nhượng quyền thương mại với bên nhượng quyền. Thông thường một trả lời chấp thuận có thể thông qua lời nói, văn bản hoặc bằng sự im lặng, nhưng đối với tính chất phức tạp của hợp đồng nhượng quyền thương mại, nên pháp luật qui định một hình thức trả lời cụ thể và có tính ràng buộc pháp lý cao. Vì vậy tranh chấp về hình thức của hợp đồng nhượng quyền ít xảy ra. Tuy nhiên tranh chấp liên quan tới các trao đổi tiền hợp đồng có thể xảy ra bởi tiêu chuẩn hay tài liệu của bên nhượng quyền có thể thiếu rõ ràng hay có cách hiểu khác nhau về những điểm có liên quan của các tài liệu này.

Một hợp đồng mua bán hàng hoá thông thường có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Tuy nhiên, vì nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại bao gồm rất nhiều điều khoản quan trọng, nhất là có liên quan đến vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, vì vậy hợp đồng nhượng quyền thương mại bắt buộc phải được lập thành văn bản. Điều 285, Luật Thương mại 2005 quy định: “Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương”. Các hình thức có giá trị tương đương bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật. Nếu giao kết bằng hình thức khác như lời nói hoặc hành động, hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể có

30

hiệu lực đối với các bên, các bên vẫn có thể thực hiện hợp đồng nhưng nếu có tranh chấp xảy ra mà giải quyết tại toà án thì hợp đồng này có thể bị tuyên bố vô hiệu.

Hợp đồng nhượng quyền thương mại chỉ có hiệu lực khi thoả mãn các điều kiện: Các bên ký kết phải đủ thẩm quyền và thoả mãn điều kiện ký kết hợp đồng nhượng quyền và tham gia hợp đồng một cách tự nguyện; mục đích và nội dung của hợp đồng không trái quy định pháp luật và đạo đức xã hội; hình thức hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật.

1.3.2. Nội dung của hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại và những tranh chấp liên quan

Nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại do các bên thoả thuận phù hợp với hình thức kinh doanh nhượng quyền và pháp luật của nước do các bên thỏa thuận hoặc của nước của bên nhận nhượng quyền. Nghị định số 35/2006/NĐ-CP của Chính Phủ quy định:

“Trong trường hợp các bên lựa chọn áp dụng luật Việt Nam, hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể có các nội dung chủ yếu sau đây:

1. Nội dung của quyền thương mại.

2. Quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền. 3. Quyền, nghĩa vụ của Bên nhận quyền.

4. Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán. 5. Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.

6. Gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp” (Điều 11). Quy định của Nghị định này quan niệm các điều kiện của hợp đồng nói trên không bắt buộc các bên phải đưa vào hợp đồng. Qui định mở này

31

có thể dẫn đến những khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng và nhiều khi làm giảm giá trị của việc bắt buộc hình thức của hợp đồng phải bằng văn bản.

Hợp đồng nhượng quyền thương mại bao gồm nhiều điều khoản ràng buộc các bên trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng. Dù pháp luật Việt Nam không đưa ra định nghĩa cụ thể về hợp đồng nhượng quyền thương mại, và cũng không bắt buộc các nội dung của hợp đồng, nhưng nhưungx điều kiện chủ yếu của hợp đồng bao gồm:

* Thứ nhất, quyền và nghĩa vụ của các bên.

Bên nhượng quyền trao cho bên nhận quyền quyền sử dụng tài sản trí tuệ của mình. Đối với bên nhận quyền, các quyền được cấp còn là một hình thức tìm kiếm khả năng đầu tư và khả năng đánh giá mức độ sẵn sàng của bên nhượng quyền trước những thách thức và nhu cầu của thị trường bản địa.

Phạm vi các quyền được cấp khá rộng và có thể bao gồm tập hợp nhãn hiệu, bài trí thương mại, bí quyết kinh doanh, cahs thức tiếp thị, các hỗ trợ kỹ thuật thường xuyên, quyền sản xuất hoặc phân phối các sản phẩm độc quyền, hàng hiệu của bên nhượng quyền.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, một hệ thống kinh doanh muốn nhượng quyền phải đáp ứng điều kiện về thời gian hoạt động tối thiểu là một năm. Khi đáp ứng được điều kiện này cùng với các quy định về đăng ký, về hàng hoá kinh doanh thì các bên có thể tiến tới xác lập mối quan hệ nhượng quyền. Bên nhượng quyền phải cung cấp cho bên nhận quyền tương lai đầy đủ các thông tin và tài liệu cần thiết. Nghị định 35/2006/NĐ-CP quy định: “Bên nhượng quyền có trách nhiệm cung cấp bản sao hợp đồng nhượng quyền thương mại mẫu và bản giới thiệu về

32

nhượng quyền thương mại của mình cho bên dự kiến nhận quyền ít nhất là 15 ngày làm việc trước khi ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại nếu không có thoả thuận khác” (Điều 8).

Trong quan hệ nhượng quyền, bên nhượng quyền có nghĩa vụ:

+ Đào tạo ban đầu và cung cấp trợ giúp kỹ thuật thường xuyên cho bên nhận quyền để điều hành hoạt động theo đúng hệ thống nhượng quyền thương mại; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Thiết kế và sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng chi phí của bên nhận quyền;

+ Bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng được ghi trong hợp đồng nhượng quyền (Luật Thương mại 2005, Điều 286).

Sau khi ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại, bên nhượng quyền nhận phí nhượng quyền và có quyền kiểm soát bên nhận quyền trong quá trình hoạt động kinh doanh theo hợp đồng nhượng quyền. Những quyền được cấp cho bên nhận quyền ngoài quyền được sử dụng thương hiệu, bí quyết, bí mật kinh doanh…, bên nhận quyền còn được sự hỗ trợ thường xuyên và lâu dài từ bên nhượng quyền.

Trong trường hợp bên nhận quyền không đảm bảo tuân thủ các cam kết và các yêu cầu của bên nhượng quyền trong quan hệ hợp đồng nhượng quyền, tranh chấp có thể xảy ra. Có thể nhận xét các yêu cầu, các tiêu chuẩn và các điều kiện mà bên nhận quyền phải tuân thủ khá rộng và mơ hồ khiến cho những nhân viên bình thường của bên nhận quyền khó có thể nhận thức đầy đủ để tuân thủ. Hơn nữa quyền kiểm soát thường xuyên và các quyền khác của bên nhượng quyền khá rộng và cũng khong kém phần mơ hồ khiến cho bên nhượng quyền dễ có được những yêu sách về sự vi phạm của bên nhận quyền. Vì vậy đây là khu vực dễ xảy ra tranh chấp.

33 * Thứ hai, nội dung nhượng quyền.

Hợp đồng nhượng quyền cần xác định rõ sản phẩm, dịch vụ mà bên nhượng quyền phải cung cấp cho bên nhận quyền, kể cả các dịch vụ hỗ trợ thường xuyên trong suốt thời gian có hiệu lực của hợp đồng nhượng quyền. Vì vậy hợp đồng cần chi tiết hóa các sản phẩm và dịch vụ này như: bí mật thương mại và giấy phép bản quyền sử dụng cẩm nang hoạt động lưu hành nội bộ, tuyển dụng và đào tạo nhân sự, hệ thống kế toán và lưu trữ sổ sách, thông số kỹ thuật của thiết bị, hàng hoá, quy chuẩn xây dựng, thiết kế nội thất, hỗ trợ quản cáo và xúc tiến sản phẩm khi mở đại lý… Trong đó chất lượng và phạm vi chương trình đào tạo là dịch vụ quan trọng nhất mà công ty nhượng quyền phải cung cấ cho đại lý trước khi mở cửa. Hình thức hỗ trợ này phải bao gồm cả lớp học và dịch vụ tư vấn tại chỗ. Dịch vụ sau này bao gồm việc hỗ trợ tại chỗ và giải quyết sự cố, nghiên cứu và phát triển sản phẩm, dịch vụ mới, xây dựng các chiến dịch quảng cáo và xúc tiến trên toàn quốc, sắp xếp các chương trình mua sắm theo nhóm khách hàng...

Hầu hết các hệ thống nhượng quyền dựa trên sản phẩm đều có một hoặc nhiều sản phẩm độc quyền do bên nhượng quyền sản xuất hoặc kiểm soát. Bên nhận quyền có nghĩa vụ phải mua sản phẩm này hoặc bán lại cho khách hàng hoặc sử dụng cho việc cung ứng dịch vụ. Công ty nhượng quyền có nghĩa vụ cung cấp các sản phẩm này đúng thời gian, có chất lượng tốt và giá cả hợp lý. Nhưng với hệ thống nhượng quyền dựa trên dịch vụ thì các quy định trên không cần thiết vì mối quan hệ nhượng quyền không hình thành trên kênh phân phối cho các sản phẩm độc quyền của công ty nhượng quyền.

34

Do tính chất phức hợp của sản phẩm và dịch vụ nêu trên, nên các tranh chấp liên quan đến hợp đồng nhượng quyền rất đa dạng, có thể liên quan tới chất lượng hàng hóa, dịch vụ hoặc tiết lộ thông tin hay vi phạm qui trình… Việc này đòi hỏi tính đa dang về nguồn của pháp luật liên quan mà không chỉ dừng lại ở luật thương mại đơn thuần.

* Thứ ba, phí nhượng quyền.

Hợp đồng nhượng quyền thương mại là hợp đồng song vụ, có đền bù, vì khi tiếp nhận đối tượng nhượng quyền, bên nhận quyền có nghĩa vụ trả cho bên nhượng quyền một khoản tiền nhất định do các bên thoả thuận căn cứ vào các đánh giá và phân tích giá trị của đối tượng nhượng quyền thương mại, nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm… Việc xác định phí nhượng quyền thường là vấn đề gây tranh luận và khó thoả thuận giữa các bên. Bên nhượng quyền có xu hướng nâng cao giá cả đến tối đa để thu được lợi nhuận cao, còn bên nhận quyền lại muốn chi phí thấp để có lợi nhuận cao. Do đó trong hợp đồng nhượng quyền phải quy định rõ bản chất và số lượng các khoản phí mà bên nhận quyền phải trả cho bên nhượng quyền. Phí nhượng quyền ban đầu thường là những khoản phí không hoàn lại và thanh toán một lần khi bắt đầu thực hiện hợp đồng nhượng quyền. Về bản chất, khoản phí này là khoản tiền bù đắp cho những thiệt thòi do việc cấp quyền thương mại, thương hiệu, giấy phép bí mật thương mại, đào tạo và hỗ trợ trước khi mở đại lý, cung cấp nguyên vật liệu trong thời gian đầu mở đại lý mà bên nhượng quyền cung cấp cho bên nhận quyền. Loại phí thứ hai là phí thường xuyên dưới mang bản chất là khoản tiền thuê thương hiệu cụ thể tính theo tỷ lệ tổng doanh thu. Tỷ lệ phần trăm có thể được xác định hoặc căn cứ vào thang đối chiếu với các mức doanh thu khác nhau tại một điểm cho trước hoặc mục tiêu hoạt động đã thực hiện.

35

Thông thường, các khoản phí thuê nhãn hiệu tối thiểu là bắt buộc, bất kể hiệu quả hoạt động thực tế của đại lý nhận quyền là thế nào. Các khoản phí này phải được thanh toán định kỳ hàng tuần cho công ty nhượng quyền cùng với mẫu báo cáo chuẩn để phục vụ mục đích kiểm soát của và theo dõi nội bộ. Kế hoạch thanh toán định kỳ giúp đại lý chuẩn bị ngân sách thanh toán và có thể cảnh báo sớm cho công ty nhượng quyền nếu có vấn đề phát sinh. Đặc biệt, nó cũng giúp đại lý nhận quyền đối phó với số tiền thuê nhãn hiệu quá hạn và tồn đọng, không thể thanh toán. Khoản phí thứ ba là khoản phí định kỳ dưới hình thức quỹ quảng cáo và xúc tiến hợp tác quốc gia. Bên nhượng quyền có nghĩa vụ xác định được mức độ kiểm soát cụ thể trong hợp đồng nhượng quyền đối với loại quỹ này, nhằm bảo vệ nhãn hiệu nhượng quyền và bảo đảm sự nhất quán trong hoạt động kinh doanh của cả hệ thống. Các khoản phí khác mà bên nhận quyền phải thanh toán cho bên nhượng quyền bao gồm doanh thu bán sản phẩm và dịch vụ độc quyền cho đại lý, phí tư vấn, phí kiểm toán và thanh tra, phí thiết kế địa điểm, phí quản lý tài sản cho thuê và phí gia hạn, chuyển nhượng hợp đồng.

Tính chất phức tạp của các khoản phí nói trên và mối liên hệ trực tiếp đến lợi nhuận của nó khiến cho các bên hết sức lưu ý, nhưng dễ gây mâu thuẫn với nhau. Do vậy đây là khu vực dễ xảy ra tranh chấp nhất và tranh chấp cũng rất phức tạp bởi không chỉ đơn thuần là vấn đề pháp lý, mà còn liên quan tới cả vấn đề tài chính, kinh tế và kỹ nghệ. Nhều khi đòi hỏi sự hiện diện của các chuyên gia trong các lĩnh vực để đánh giá và giám định.

36

Thoả thuận về lãnh thổ được nhượng quyền giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền trước hết xác định được phạm vi hoạt động nhượng quyền tương ứng với loại hợp đồng nhượng quyền, đồng thời loại bỏ sự cạnh tranh không cần thiết giữa các bên nhận quyền. Giới hạn lãnh thổ này bắt buộc phải quy định trong hợp đồng một cách rõ ràng, cụ thể.

Trách nhiệm tìm kiếm một địa điểm cụ thể cho hoạt động kinh doanh nhượng quyền thuộc vệ bên nhượng quyền hoặc bên nhận quyền theo thỏa thuận. Nếu bên nhận quyền tự do chọn lựa địa điểm riêng, thì

Một phần của tài liệu Tranh chấp và giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại theo pháp luật Việt Nam (Trang 27)