4.1. KÉT LUẬN
- Biogas như là một nhu cầu tất yếu của các hộ chăn nuôi trong điều kiện phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, giải phóng sức lao động cho người nông dân.
- Điều kiện kinh tế - xã hội có ý nghĩa hết sức quan trọng đến sự phát triển của một vùng hay một địa phương. Điều kiện kinh tế xã hội của Tri Phương bao gồm các vấn đề: thu nhập bình quân đầu người khá cao, lực lượng lao động dồi dào, văn hoá giáo dục, y tế đều được cải thiện... là nhân tố tích cực thúc đẩy sự phát triển công nghệ biogas trong chăn nuôi - công nghệ đa mục tiêu.
- Xu hướng đô thị hoá và công nghiệp hoá làm cho diện tích đất đai thu hẹp dẫn đến ngành chăn nuôi của xã cũng bị ảnh hưởng. Chăn nuôi có xu hướng giảm, cả về số lượng đầu con cũng như số hộ chăn nuôi.
- Tuy vậy, với việc quản lí và xử lí chất thải chăn nuôi còn nhiều hạn chế dẫn đến ô nhiễm trầm trọng cảnh quan, môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng dân cư.
- Chương trình Khí sinh học được triển khai tại Tiên Du lần đầu năm 2009, với số lượng 44 hầm biogas xây dựng và đưa vào vận hành trong 4 năm, chưa phải là kết quả thật tốt so với tiềm năng, tuy nhiên so sánh tương quan với các địa phương khác thì tốc độ phát triển mô hình Biogas ở Tri Phương rất đáng ghi nhận.
- Người dân lắp đặt hầm ủ là muốn sử dụng biogas để thay thế gas dân dụng và điện, tiết kiệm chi phí cho năng lượng, chất đốt; muốn cải thiện môi trường xung quanh chuồng trại và khu vực sinh sống của gia đình và do được hỗ trợ về vốn.
- Hiện tại ở Tri Phương chỉ tồn tại 2 loại hầm biogas, đó là hầm xây cố định, chiếm 86,4% (trong đó chủ yếu là dạng nắp vòm cuốn) và hầm composite đúc sẵn, chiếm 13,6%, dung tích bể phần lớn ở mức tối thiểu.
- Đánh giá chung hầu hết nông dân cho rằng những lợi ích mà biogas mang lại là rất lớn so với những bất lợi của nó.
4.2. KIẾN NGHỊ
- 4.2.1 Đối với Nhà nước
- Nhà nước cần quan tâm hơn nữa đến các chính sách hỗ trợ nguồn vốn cho các hộ nông dân khi ứng dụng công nghệ hầm khí biogas vào chăn nuôi cụ thể là chính sách kìm chế lạm phát, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, thủ tục nhanh gọn và đồng bộ.
- Tạo điều kiện hành lang pháp lý an toàn, thủ tục thông thoáng, nhanh gọn, thu hút các dự án nông nghiệp vào huyện, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Vì phát triển biogas gắn với phát triển chăn nuôi, muốn đẩy nhanh, hiệu quả việc ứng dụng biogas thì trước hết phải phát triển chăn nuôi.
4.2.2. Đối với chính quyền các cấp huyện, xã
- Cần thực hiện tốt các quy trình công nghệ kỹ thuật được chuyển giao, quan tâm và tổ chức tốt hơn mạng lưới khuyến nông để có thể đưa các thành tựu của hầm biogas vào thực tiễn chăn nuôi.
- Thành lập và đào tạo một đội ngũ xây hầm biogas chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn trong kỹ thuật xây hầm biogas để đáp ứng nhu cầu cần thiết cho bà con trong quá trình xây hầm.
- Quan tâm, thúc đẩy chính sách hỗ trợ của dự án để quyền lợi của người nông dân nhanh chóng đến được với người nông dân.
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, khuyến khích người nông dân ứng dụng công nghệ xử lý chất thải bằng hầm biogas mà trong đó đặc biệt quan tâm đến nguồn "năng lượng sinh học".
4.2.3. Đối với người nông dân
- Phải xác định rõ được việc xây hầm biogas là tất yếu trong chăn nuôi vì hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường mà hầm biogas mang lại, vì vậy phải tập trung nguồn lực, không ngừng tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm để có thể ứng dụng được thành tựu của công nghệ biogas vào chăn nuôi.