Nguồn tạo ra chất thải độc hạ

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 5 ĐỘC HỌC CÁC MÔI TRƯỜNG THÀNH PHẦN (Trang 34)

5.4.3.1. Các nguồn sản xuất công nghiệp

Là nguồn chủ yếu, đặc biệt là công nghiệp hóa chất, bên cạnh đó các ngành công nghiệp khác (luyện kim, xi mạ, dệt nhuộm, pin accu, thuộc da, sản xuất phân bón, giấy, …) cũng là nguồn quan trọng tạo ra các chất thải độc hại. Các chất thải được phát tán chủ yếu từ nguồn nước thải, khí thải, chất thải rắn của quá trình sản xuất công nghiệp.

Bảng: Các chất ô nhiễm điển hình (phần in nghiêng chỉ các chất có độc tính cao) trong nước thải một số ngành công nghiệp

Ngành công

nghiệp Chất ô nhiễm chính Chất ô nhiễm phụ

Luyện thép Dầu mỡ, pH, NH4+, CN-, phenol, SS, Fe, Sn, Cr, Zn

Xi măng COD, pH, SS, to Cromat, P, Zn, P, S2-, TDS

Sản xuất kính COD, pH, SS BOD, Sn, NO3Cromat, Zn, Cu, Cr-, TDS , Fe,

Sản xuất phân lân TDS, F-, pH, SS Al, FeUranium2-, Hg, N, SO42-,

Thuộc da BOD, COD, SS, màu, Cr, NH4dầu mỡ, phenol, S, sulfua +, N, P, TDS, coliform

Hóa dầu BOD, COD, dầu mỡ, phenol,

kim loại nặng, sulfua

NH4+, NO3-, SS, CN-, P, TOC,

Zn

Sản xuất hóa chất

BVTV BOD, COD, dung môi hữu cơhóa chất BVTV, N, P, SS

Ngoài nước thải công nghiệp, các loại chất thải rắn công nghiệp cũng chứa nhiều loại chất độc hại (dầu mỡ, kim loại nặng, hóa chất hữu cơ, vô cơ, …).

5.4.3.2. Bùn từ các cơ sở xử lý nước thải

Quá trình xử lý nước thải đô thị và nước thải công nghiệp luôn luôn tạo ra bùn. Trong thành phần bùn thường có chứa chất thải độc hại là các chất có độ bền cao, không bị phân hủy trong quá trình xử lý, một số trong đó có độc tính cao (thí dụ bùn sau xử lý nước thải công nghiệp điện tử có chứa các kim loại nặng, flo, …), nếu đổ bùn này vào đất sẽ gây ô nhiễm môi trường lâu dài.

5.4.3.3. Chất thải đô thị

Chất thải rắn (rác) đô thị và nước thải từ khu dân cư, bệnh viện, văn phòng, khách sạn, … cũng chứa một lượng nhất định các chất độc hại.

5.4.3.4. Hóa chất BVTV

Hàng năm trên thế giới, lượng hóa chất BVTV được sử dụng trong nông nghiệp lên đến hàng triệu tấn. Các loại hóa chất BVTV chủ yếu là:

- Các hợp chất clo hữu cơ (lindane, aldrin, dieldrin, heptachlor, thiodan, DDT, …)

- Các hợp chất phosphor hữu cơ (methaphos, basudine, methamidophos, …)

- Các hợp chất cacbamat (furadan, bassa, …)

- Các hợp chất cơ – kim loại

- Các hợp chất pyrethroid tổng hợp (cypremethrine, decis, …)

Hầu hết các hóa chất BVTV, đặc biệt là bốn loại đầu, đều có độc tính cao và có khả năng tồn lưu lâu dài trong môi trường.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 5 ĐỘC HỌC CÁC MÔI TRƯỜNG THÀNH PHẦN (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w