Quỹ dự phòng tổn thất tín dụng: Dùng để bù đắp các khoản tổn thất tín dụng do khách hàng gây nên.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TH (Trang 26 - 27)

- Tăng cường công tác thẩm định khách hàng và dự án đầu tư:

Các ngân hàng cần bố trí, đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định có năng lực, trình độ, am hiểu về kiến thức kỹ thuật - kinh tế - xã hội, có khả năng tổng hợp, phân tích, đánh giá được thông tin để đưa ra các quyết định tín dụng.

Bên cạnh việc thẩm định cán bộ làm công tác thẩm định cũng cần tham gia tìm hiểu và tư vấn cho khách hàng về dự án, phương án kinh doanh, lĩnh vực khách hàng đang hoạt động.

- Chú trọng đến nghệ thuật cho vay:

Kinh nghiệm ở một số nước cho thấy rằng việc phân tích những chỉ tiêu, thông số có tính khoa học kỹ thuật liên quan đến đánh giá tín dụng và đi đến quyết định cho vay của cán bộ tín dụng mới chỉ là hoàn thành một nửa nhiệm vụ của anh ta. Nếu cán bộ tín dụng còn dành một chút thời gian và sức lực để kiểm tra những khía cạnh vô hình, ít khách quan hơn của người xin vay nhằm xác định một cách chủ quan khả năng thành công của công ty, anh ta mới hoàn thành phân nửa kia của nhiệm vụ. Những cuộc khảo sát này không hề dễ dàng và tự chúng không thể đưa ra một câu trả lời rõ ràng rành mạch, song nó là kết quả trực tiếp thu được từ khả năng của cán bộ tín dụng và lại là một bước rất quan trọng của quá trình cho vay. Đây chính là "Nghệ thuật cho vay", điều mà hiện nay đang bị coi nhẹ và ít được thực hiện nhất trong thực tế cho vay hiện nay. Vì vậy, các ngân hàng phải hiểu rõ cho vay là một

nghệ thuật thay vì chỉ là một ngành khoa học đơn thuần. Do đó, cần phải đưa khía cạnh con người trong cách ứng xử và tâm lý vào công tác đào tạo về tín dụng, lựa chọn và sử dụng các cán bộ tín dụng vừa có kỹ năng xử thế của con người, vừa có năng lực kỹ thuật.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TH (Trang 26 - 27)