Công thức chuyển đổi:
𝑌 = 0.299𝑅 + 0.587𝐺 + 0.114𝐵 (3.1)
𝐶𝑟 = 128 + 0.438𝑅 − 0.366𝐺 + 0.071𝐵 (3.2)
𝐶𝑏 = 128 − 0.148𝑅 − 0.290𝐺 + 0.438𝐵 (3.3) Ma trận Y là ma trận ảnh, thể hiện độ chói, mức xám của bức ảnh.
Ma trận Cr là ma trận thể hiện sự sai khác màu đỏ của bức ảnh, pixel nào trong ảnh RGB có thành phần màu đỏ sẽ có giá trị Cr lớn.
Ma trận Cb phản ánh sự sai khác màu lam của bức ảnh , pixel có giá trị Cb cao khi thành phần xanh lam chiếm ưu thế.
Ví dụ 3.1: chuyển từ ảnh RGB sang ảnh Y, Cb, Cr
Ảnh RGB có hai đối tượng lần lượt có màu đỏ và lam, khi áp dụng thuật toán, ta có: Y là ảnh xám.
13
Cb cho thấy những pixel nào có màu gần với màu lam thì có giá trị trong thang xám cao, thể hiện bằng phần màu trắng trong hình.
Cr: Vùng mà càng trắng trong ảnh Cr chính là vùng có màu gần với màu đỏ nhất trong ảnh RGB ban đầu.
Hình 3.1 Ảnh RGB
Hình 3.2 Ảnh Y
14
Hình 3.4 Ảnh Cr
Áp dụng thuật toán này, ta có thể trích xuất ra vùng ảnh mà ta mong muốn, ví dụ sau cho thấy ta dễ dàng định vị được biển báo cấm đi ngược chiều ở đâu bằng cách so sánh ảnh Cr với một ngưỡng T.
Ví dụ 3.2: Xét ảnh Cr, chọn T = 160, ta xây dựng một ảnh trắng đen theo nguyên tắc sau: giá trị Cr của pixel nào không nhỏ hơn ngưỡng T thì cho bằng 1, ngược lại cho bằng 0. Ta có kết quả sau:
Hình 3.5 Ảnh trắng đen xác định bằng Cr
Bằng cách này, ta dễ dàng loại ra nhiều chi tiết không quan trọng và làm bài toán trở nên đơn giản hơn
15