Nâng cao chất lượng công tác thẩm định

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 26 - 27)

4, Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, chống thất thoát và lãng phí vốn đầu tư xây dựng cơ bản

4.1,Nâng cao chất lượng công tác thẩm định

Để nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản thì khâu thẩm định dự án cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc và khoa học. Điều này đòi hỏi các bên có liên quan đến dự án như: chủ đầu tư, tổ chức tư vấn và cơ quan thẩm định (ở đây là Sở Kế hoạch và Đầu tư) phải không ngừng nâng cao năng lực tổ chức và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, chuyên gia

tham gia thực hiện hoạt động này. Không chỉ thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn mà còn phải tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh để giúp cho UBND tỉnh đưa ra những quyết định đầu tư chính xác, đảm bảo được hiệu quả của vốn đầu tư. Đặc biệt, đối với các dự án của các doanh nghiệp nhà nước sử dụng vốn vay, cần phải xem xét một cách cụ thể các phương án sản xuất, kinh doanh, khả năng thu hồi vốn và đảm bảo có lãi đóng góp cho ngân sách nhà nước, những ảnh hưởng tới môi trường có thể có và những phương án khắc phục. Kiên quyết không chấp nhận các dự án không khả thi, gây thiệt hại ngân sách nhà nước; những dự án gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trưòng sinh thái và môi trường xã hội mà không có các giải pháp xử lý hiệu quả

Trong quá trình thẩm định dự án, nhất thiết phải thực hiện đúng các quy trình bắt buộc, không được bỏ sót, phải lấy ý kiến của các ngành có liên quan. Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ chịu trách nhiệm tổng hợp, trình UBND tỉnh quyết định.

Thủ tục cấp giấy phép phải đảm bảo thực hiện được mục tiêu chương trình phát triển của ngành và nền kinh tế. Hạn chế cấp giấy phép cho các dự án nước ngoài trong khi doanh nghiệp trong nước có thể thực hiện được để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong nước.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 26 - 27)