Ngay từ đầu nhiệm kỳ, UBKT Huyện ủy đã ban hành Qui định về công tác thi đua, khen thưởng đối với UBKT cấp dưới, kèm theo biểu điểm chi tiết cho việc thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Đảng.
Công tác thi đua khen thưởng giữ vững nền nếp; việc bình xét, đề nghị xếp loại thi đua hàng năm, được thực hiện công khai, dân chủ đã có tác dụng thúc đẩy UBKT các cấp hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Tuy nhiên: Hàng năm, để đạt được các chỉ tiêu thi đua do UBKT Huyện ủy giao, một số Đảng ủy và UBKT Đảng ủy vì thành tích nên đã tập trung chạy đua thực hiện cho đạt số lượng các cuộc kiểm tra, giám sát theo chi tiêu giao vì vậy coi nhẹ chất lượng, tác dụng của công tác kiểm tra, giám sát của Đảng.
* Đánh giá chung
- Ưu điểm:
- Nhận thức về vai trò, ý nghĩa, tác dụng, nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát của các tổ chức đảng và đảng viên trong đảng ủy các xã, thị trấn đã có nhiều chuyển biến rõ nét. Quan điểm “lãnh đạo mà không có kiểm tra thì coi như không có lãnh đạo” đã được quán triệt sâu sắc cả trong nhận thức và trong hành động. Vì vậy đa số Đảng uỷ các xã, thị trấn đã coi trọng công tác kiểm tra, giám sát.
- Đảng uỷ các xã, thị trấn thực hiện khá nghiêm túc việc triển khai các quy định, quyết định và hướng dẫn của UBKT Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát như. Qua việc tổ chức triển khai, quán triệt NQ, các quy định của Bộ Chính trị và các hướng dẫn của UBKT Trung ương về thực hiện công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng, nhận thức của các cấp uỷ, các tổ chức đảng và đảng viên được nâng lên xác định rõ trách nhiệm và thẩm quyền trong công tác kiểm tra, giám sát, nhất là các đồng chí đứng đầu cấp uỷ.
- Trong những năm qua, đảng ủy các xã, thị trấn đều đã xây dựng được phương hướng, nhiệm vụ và phân công cấp ủy viên cùng cấp thực hiện công tác kiểm tra, giám sát đồng thời chỉ đạo, đôn dốc cấp ủy cấp dưới căn cứ vào chương trình của Đảng uỷ và nhiệm vụ chính trị của chi bộ để xây dựng chương trình kiểm tra, giám sát cho phù hợp.
- Các cấp ủy đã quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho các đồng chí làm công tác kiểm tra được tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Vì vậy UBKT Đảng ủy các xã, Thị Trấn trong huyện đã thực hiện được nhiệm vụ là cơ quan tham mưu giúp cấp uỷ trong việc lãnh đạo và thực hiện nhiệm vụ kiểm tra.
- Hàng năm UBKT đảng ủy các xã, thị trấn đã xây dựng và thực hiện chương trình kế hoạch kiểm tra ngay từ đầu năm; xác định kiểm tra đảng viên và tổ chức Đảng khi có DHVP và nhiệm vụ giám sát là nhiệm vụ trọng tâm nên đã tích cực khảo sát để phát hiện nguồn đẻ xây dựng kế hoạch kiểm tra. Việc tham mưu cấp uỷ xử lý kỷ luật đảng viên và tổ chức Đảng có vi phạm cơ bản đảm bảo phương hướng, phương châm, nguyên tắc thủ tục và đúng quy trình, do đó việc THKL đảng viên và tổ chức đảng đều chấp hành quyết định kỷ luật, khắc phục khuyết điểm phấn đấu sửa chữa để hoàn thành nhiệm vụ.
- Việc giải quyết đơn thư tố cáo theo thẩm quyền đảm bảo đúng quy định. - UBKT Đảng ủy đã tích cực tham mưu giúp cấp uỷ xây dựng chương trình kế hoạch kiểm tra, giám sát toàn khoá và hàng năm đồng thời là lực lượng nòng cốt thực hiện các cuộc kiểm tra của cấp uỷ.
- Hạn chế:
* Đối với cấp ủy :
- Nhận thức của một số cấp uỷ về vị trí, vai trò của công tác kiểm tra, giám sát còn hạn chế, nên còn bị động chưa thực sự tích cực chỉ đạo tổ chức đảng cấp dưới thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện các cuộc kiểm tra, giám sát thuộc trách nhiệm của cấp mình. Trong lãnh đạo chỉ đạo thực hiện vẫn còn một số ít cấp uỷ chủ yếu ở cơ sở chưa phân biệt rõ chức năng, nhiệm vụ kiểm tra của cấp uỷ và nhiệm vụ kiểm tra của UBKT, còn hiện tượng “phó thác toàn bộ” công tác kiểm tra, giám sát cho UBKT cấp mình, dẫn đến chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra còn có mặt hạn chế, có nơi chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.
-Việc xây dựng chương trình và tiến hành các cuộc kiểm tra của một số đảng ủy còn mang tính hình thức, nội dung kiểm tra dàn trải, chưa xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của địa phương để lựa chọn nội dung kiểm tra.
- Các cuộc kiểm tra theo Điều 30, ĐLĐ không phát hiện được tổ chức đảng và đảng viên nào vi phạm phải THKL mà chỉ phát hiện được một số tổ chức đảng và đảng viên còn có thiếu sót, khuyết điểm cần phải kiểm điểm nghiêm túc rút kinh nghiệm. Đây là biểu hiện của việc chạy đua theo số lượng để đạt được chỉ tiêu thi đua mà chưa hướng tới chất lượng công tác kiểm tra .
- Trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ giám sát, một số cấp ủy còn lúng túng, nhất là về trình tự, nội dung, lựa chọn hình thức, phương pháp giám
sát vì vậy chất lượng một số cuộc giám sát còn thấp; Nội dung giám sát chưa phù hợp với chức năng của chi bộ; qua giám sát phát hiện vi phạm chuyển sang kiểm tra DHVP đối với đảng viên và tổ chức đảng quá thấp.
* Đối với UBKT:
- Nhận thức của một số cấp ủy và UBKT Đảng ủy chưa đầy đủ về tác dụng của công tác kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên khi có DHVP nên ít quan tâm và tập trung thực hiện. Hơn nữa đây là một nhiêm vụ khó khăn, tính chất phức tạp nhiều nên còn có đơn vị né tránh nên chưa tập trung kiểm tra được nhiều đảng viên và tổ chức đảng khi có DHVP, chất lượng kiểm tra chưa đảm bảo, còn có một số TCĐ chưa thực hiện được nhiệm vụ này.
- Một số UBKT Đảng ủy còn lúng túng trong việc xác định nội dung, đối tượng khi kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra và THKL trong Đảng; Chất lượng thực hiện công tác giám sát chưa cao, nhất là việc sóm phát hiện những thiếu sót khuyết điểm của đối tượng được giám sát để chuyển kiểm tra DHVP tỉ lệ còn thấp; Do trình độ của cán bộ kiểm tra còn hạn chế, nên công tác giải quyết đôn thư tố cáo có thời gian cón chậm làm ảnh hưởng xấu đến địa phương.
- Việc tham mưu giúp cấp uỷ xây dựng kế hoạch các cuộc kiểm tra, giám sát còn hạn chế về nội dung chư sát với nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ trong từng thời gian; là lực lượng nòng cốt nhưng duy trì và thực hiện các cuộc kiểm tra của cấp ủy còn chưa đạt yêu cầu.
- Việc đôn đốc thực hiện kết luận kiểm tra ở một số cuộc kiểm tra còn thiếu kiên quyết, thiếu triệt để đã ảnh hưởng đến lòng tin của cán bộ đảng viên và nhân dân.
- Việc kiện toàn UBKT có nơi còn chậm chưa kịp thời do đó đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động công tác kiểm tra, giám sát;
- Công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ còn hạn chế nhất là trình độ lý luận cho cán bộ kiểm tra.
* Nguyên nhân
- Nguyên nhân của nhưng kết quả đạt được:
+ Các quy định của Đảng, hướng dẫn của UBKT Trung ương ngày càng được hoàn thiện hơn và phù hợp với su hướng, quy luật phát triển của đất nước.
+ Các cấp ủy đã quán triệt và vận dụng sáng tạo các Quy định của Đảng về công tác kiểm tra, giám sát vào thực tiễn của địa phương; kịp thời đề ra các giải pháp thực hiện có tính khả thi cao.
- Nguyên nhân của nhưng hạn chế:
+ Đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra ở một số cơ sở còn nhiều hạn chế cả về chuyên môn và trình độ lý luận nên chưa đáp ứng được yêu cầu trong tình hình hiện nay nhất là công tác tham mưu, đề xuất để cấp uỷ chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát.
+ Nhận thức của một số cấp uỷ cơ sở có nơi chưa nắm vững chức năng, nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát và quy trình công tác giám sát; do đó việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hiệu quả thấp. + Có đơn vị kiện toàn cán bộ của UBKT chưa kịp thời do đó ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát.
+ Công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nhất là trình độ lý luận cho cán bộ kiểm tra chưa được các Đảng bộ quan tâm.
* Những kinh nghiệm rút ra qua lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, UBKT các cấp:
- Cấp uỷ các cấp phải có nhận thức đầy đủ về công tác kiểm tra, giám sát nhất là người đứng đầu, từ đó chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình kiểm tra, giám sát của cấp uỷ theo tháng, quý và năm, căn cứ thực tế ở địa phương và nhiệm vụ trọng tâm để xây dựng kế hoạch sát thực.
- UBKT cấp trên thường xuyên hướng dẫn chỉ đạo trực tiếp UBKT cấp cơ sở, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ kiểm tra, đôn đốc kiểm tra thực hiện kế hoạch đã xây dựng.
- UBKT các cấp thường xuyên tham mưu giúp cấp uỷ thực hiện các cuộc kiểm tra, giám sát theo kế hoạch đã xây dựng và thực hiện tốt nhiệm vụ cấp ủy giao.
- UBKT các cấp phải tích cực chủ động khảo sát nắm chắc tình hình ở cơ sở để xây dựng kế hoạch kiểm tra; thực hiện quy trình đầy đủ làm tốt công tác thẩm tra, xác minh và kết luận rõ ràng.
- Đội ngũ cán bộ kiểm tra phải được trang bị kiến thức nghiệp vụ đầy đủ và hoàn thiện về mọi mặt, có tính chiến đấu, kiên quyết, tâm huyết với nhiệm vụ. - Xây dựng và thực hiện tốt quy chế phối hợp các cơ quan ban, ngành chức năng trong quá trình kiểm tra. Thường xuyên báo cáo với cấp uỷ cùng cấp và UBKT cấp trên về nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của Đảng.
3.3 Nội dung cụ thể cần thực hiện
Căn cứ cơ sở khoa học, chính trị, pháp lí và căn cứ thực trạng công tác kiểm tra, giám sát của đảng bộ các xã, thị trấn của huyện Tiên, Lữ tỉnh Hưng Yên trong thời gian qua, để khắc phục những khuyết điểm, tồn tại về công tác kiểm tra, giám sát cần thực hiện các nội dung sau:
4.1.1 - Nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu cấp uỷ, tổ chức đảng, UBKT trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát.
Nhận thức đúng thì mới xác định được trách nhiệm, mới có quyết tâm chính trị để lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát đạt kết quả cao. Ở đâu mà tổ chức đảng, UBKT có nhận thức một cách đầy đủ về vị trí, vai trò, ý nghĩa, tác dụng của công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng, có trách nhiệm đối với công tác này thì ở đó công tác kiểm tra, giám sát của Đảng sẽ phát huy được tác dụng trong công tác xây Đảng.
Do vậy, để nâng cao được nhận thức của tổ chức đảng nhất là vai trò cá nhân của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng thì mọi tổ chức đảng phải tăng cường công tác phổ biến, quán triệt các quy định của Đảng, trước hết đối với người đứng đầu về vị trí, vai trò, ý nghĩa, tác dụng của công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng, vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy, trách nhiệm của các tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra đối với công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của ĐảngViệc phổ biến, quán triệt các quy định của Đảng về công tác kiểm tra giám sát phải thực sự đi vào chiều sâu, tránh làm hình thức cho xong. Từ đó mới tạo được sự chuyển biến thực sự về nhận thức và hành động của tổ chức đảng và người đứng đầu đối với công tác này.
4.1.2 - Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ và sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của UBKT cấp trên đối với các đảng ủy các xã, thị trấn trong việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát.
* Đối với Huyện ủy:
- Tăng cường chỉ đạo đảng ủy xã, thị trấn thực hiện tốt công tác nhân sự của UBKT Đảng ủy nhiệm kỳ (2015-2020) theo đúng hướng dẫn số 11-
HD/UBKTTW ngày 27/10/2-14 của UBKT TW; kịp thời xây dựng phương hướng, nhiệm vụ, chương trình công tác kiểm tra, giám sát toàn khóa (Nhiệm kỳ 2015-2020) và hàng năm phù hợp với đặc điểm tình hình của từng địa phương, nội dung chương trình kiểm tra, giám sát phải có trọng tâm tránh dàn trải và tổ chức thực hiện các cuộc kiểm tra đảm bảo chất lượng đáp ứng được yêu cầu cảu công tác xây dựng Đảng; đồng thời chỉ đạo, đôn đốc cấp ủy cấp dưới căn cứ vào chương trình của Đảng uỷ và nhiệm vụ chính trị của chi bộ để xây dựng chương trình kiểm tra, giám sát cho phù hợp. Thực hiện nghiêm túc việc triển khai các quy định, quyết định và hướng dẫn của UBKT Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát và THKL đảng. Hàng năm thực hiện tốt công tác sơ, tổng kết công tác kiểm tra, giám sat và thi hành kỷ luật trong Đảng.
* Đối với UBKT Huyện ủy:
- UBKT Huyện ủy tăng cường hướng dẫn kiểm tra, giám sát các cấp ủy cơ sở, UBKT Đảng ủy cơ sở trong việc thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát và THKL trong Đảng theo quy định của Điều lệ Đảng và các quy định của cấp trên, nhất là việc hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm tra, giám sát cho cán bộ kiểm tra ; chỉ đạo, hướng dẫn UBKT cấp dưới sơ kết, tổng kết công tác kiểm tra, giám sát và THKL trong Đảng.
- Chỉ đạo cán bộ kiểm tra được phân công theo địa bàn phải chủ động, tích cực đi cơ sở nắm bắt tình hình, lắng nghe ý kiến phản ánh của cơ sở về những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát; để qua đó kịp thời báo cáo với Thường trực UBKT cấp mình có biện pháp chỉ đạo giải quyết.
4.1.3- Đổi mới, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng của cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra và chi bộ đảm bảo hiệu lực, hiệu quả.
* Đối với cấp uỷ .
- Tiếp tục chỉ đạo quán triệt và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 14- NQ/TƯ, ngày 30/7/2007 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa X) về “Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng” và Kết luận số 72-KL/TƯ, ngày 3/12/2011 của Bộ Chính trị về “Chiến lược công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đến năm 2020”. Trước mắt, cần tập trung quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả Hướng dẫn số 10-HD/UBKTTƯ, ngày 4/9/2014 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát.
- Xây dựng phương hướng, nhiệm vụ và chương trình kiểm tra hàng năm của cấp ủy phải xác định rõ trọng tâm, trọng điểm, những vấn đề bức xúc được dư luận quan tâm để kiểm tra, xem xét, kết luận; tổ chức thực hiện các cuộc kiểm tra, giám sát phải đảm bảo chất lượng, đúng quy trình, sát với kế hoạch đã xây dựng, tránh kiểm tra dàn trải, làm lướt, nhằm ngăn chặn kịp thời vi phạm, ổn định tình hình chính trị đáp ứng yêu cầu của công tác xây dựng đảng.