Kết quả nghiên cứu thị trường

Một phần của tài liệu Đồ án KTNVNT: Lập phương án nhập khẩu phân bón urê từ thị trường Trung quốc (Trang 32)

Việc lựa chọn mặt hàng cũng như bạn hàng kinh doanh bao giờ cũng cần có tính thuyết phục trên cơ sở của phân tích những tình hình có liên quan. Đó là các tính cung cầu, tình hình biến động trong một số năm quá khứ, tình hình quản lý, điều tiết của Nhà nước về việc xuất nhập khẩu mặt hàng đang định kinh doanh.

Việt Nam là một nước nông nghiệp, nông nghiệp đã và vẫn đang đóng vai trò là nguồn thu lớn. Chính vì vậy mà nhu cầu về sử dụng phân bón trong trồng trọt là thực sự cần thiết. Trong đó, Phân urê (CO(NH2)2) có 44–48% nitơ nguyên chất. Loại phân này chiếm 59% tổng số các loại phân đạm được sản xuất ở các nước trên thế giới. Urê là loại phân có tỷ lệ nitơ cao nhất, được dùng nhiều trong sản xuất nông nghiệp. Từ những điều trên, công ty đã tiến hành nghiên cứu thị trường phân bón nói chung và urê nói riêng.

a. Thị trường trong nước

- Cung cầu đối với mặt hàng:

Trong giai đoạn 2008 – 2014, tổng nhu cầu và nguồn cung phân bón trong nước ước tính tăng trưởng với tốc độ CAGR lần lượt là 6,4% và 11,6%. Trong năm 2014, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Bộ NN & PTNN) ước tính tổng cầu là 10,76 triệu tấn, gồm Urê khoảng 2,2 triệu tấn, DAP khoảng 900.000 tấn, SA 900.000 tấn, Kali 960.000 tấn, phân Lân trên 1,8 triệu tấn, phân NPK khoảng 4 triệu tấn.Trong khi đó, sản xuất trong nước đạt 8,290 triệu tấn phân bón các loại, trong đó có 2,27 triệu tấn Urê, 420 nghìn tấn DAP, 1,8 triệu tấn phân lân và 3,8 triệu tấn phân lân và 3,8 triệu tấn phân NPK.

Sản xuất trong nước hiện đáp ứng tất cả các nhu cầu về Urê (công suất sản xuất vượt xa nhu cầu), NPK và phân lân. Tất cả các nhu cầu về SA và Kali vẫn phải nhập khẩu

trong khi đố sản xuất DAP mới chỉ đáp ứng 30% nhu cầu.

Hình 1: Nhu cầu phân bón tại Việt Nam và nhu cầu theo từng sản phẩm

Nhu cầu phân bón tăng trưởng chậm lại trong nững năm gần đây. Tốc độ CAGR là 3,8% trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2013 nhưng chỉ đạt 2,5% trong giai đoạn từ năm 2009 đến 2014. Theo Hiệp hội phân bón Việt Nam (FAV), tổng nhu cầu phân bón ở Việt Nam ước đạt 10,76 triệu tấn trong năm 2014, tăng 4% so với năm trước, tốc độ tăng trưởng của mỗi loại phân bón khác nhau, với nhu cầu cho urê, kali và phân lân gần như không thay đổi hoặc chỉ giảm nhẹ trong khi nhu cầu cho DAP và NPK tăng nhẹ.

Biểu đồ 1:Nhu cầu phân bón qua các năm

Ước tính năm 2015, cả nước cần 10,83 triệu tấn phân bón các loại và trong nước sẽ đáp ứng khoảng hơn 8,5 triệu tấn phân bón.

Nguồn: MARD

Về thị trường phân urê, tổng nhu cầu urê trong nước dự kiến đạt 2,20 triệu tấn vào năm 2014, trong khi khả năng cung ứng nội địa hiện đạt 2,66 triệu tấn. Sản phẩm urê được sản xuất bởi 4 nhà máy: Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM)

(800.000 tấn/năm), CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (DCM) (800.000 tấn/ năm), Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình (560.000 tấn/năm) bà Công ty TNHH MTV Phân đạm và hóa chất Hà Bắc (500.000 tấn/năm).

Hình 2: Công suất và nhá máy sản xuất urê tại Việt Nam

- Giá cả: Năm 2014, giá cả phân bón trong nước nhìn chung ổn định.

Thị trường phân bón trong nước tháng 12/2014 ổn định, do nguồn cung dồi dào, bên cạnh đó, giá phân bón trên thị trường thế giới có xu hướng giảm. Giá phân urê ổn định ở mức 8.300 đ/kg; phân DAP giá 14.200 đ/kg.

Đồ thị 3: Diễn biến giá phân bón trong nước năm 2014 – ĐVT: đ/kg

Như vậy, năm 2014 giá phân bón trong nước nhìn chung ổn định không biến đổi nhiều. Đối với phân DAP, giá ổn định cho đến giảm, sau khi đạt mức thấp nhất vào tháng 8/2014, giảm 14,2% so với tháng đầu năm, sau đó tăng 14,8% vào tháng 9 và ổn định cho đến tháng 12/2014.

Đối với phân urê, những tháng đầu năm giá ổn định, nếu có tăng/giảm cũng không nhiều, giá urê giảm xuống mức thấp nhất vào hồi tháng 7/2014, xuống 7.400 đ/kg, giảm 14,9% so với hồi tháng 3/2014.

Đồ thị 4: So sánh giá u rê trong nước (đã bao gồm VAT)

Dự báo, trong những tháng đầu năm 2015 thị trường phân bón không lo có biến động về giá do nguồn cung urê trên thị trường đáp ứng đủ, khi nhà máy đạm Phú Mỹ và nhà máy đạm Hà Bắc vẫn hoạt động rất ổn định, cộng với lượng hàng dự trữ của các doanh nghiệp.

b. Thị trường nước ngoài

Từ các kết quả nghiên cứu thị trường trong nước, công ty đã tiến hành những hoạt động nghiên cứu thị trường nước ngoài, tìm nguồn nhập khẩu phân bón chất lượng, phù hợp với khả năng của công ty.

- Cung cầu mặt hàng:

Nhu cầu phân bón toàn cầu: đang tăng một cách vững chắc và đạt tới 184,3 triệu tấn dinh dưỡng nguyên chất trong năm 2014/2015 so với năm 2012/2013 chỉ đạt ở mức 176 triệu tấn. Trong đó nhu cầu về Kali (K) tăng 4,9% đạt 30,1 triệu tấn, nhu cầu cho phân đạm (N) tăng 2,1% đạt 111,9 triệu tấn và nhu cầu về phân lân (P) tăng 2,7% đạt 42,3 triệu tấn.

Cung toàn cầu: Năm 2014 năng công suất đạt ngưỡng 308,5 triệu tấn tăng 7 triệu tân tương đương 3% so với năm 2013. Từ những năm 2008 ngành công nghiệp phân bón toàn cầu đã và đang đầu tư một lượng vốn khổng lồ nhằm đáp ứng nhu cầu phân bón gia tăng liện tục. Một số dự án lớn đã đi vào hoạt động tại Adu Dhabi, Algenria, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Saudi Arabica và Venezuela cho tổng sản lượng tăng khoảng 17 triệu tấn phân đạm. Các dự án sản xuất các loại phân bón khác tại Tunisia, Jordan, Trung Quốc, Morocco, Canada và Nga cũng đã và đang hoàn thiện và đưa vào khai thác.

- Giá cả: Thị trường phân bón trên thế giới năm 2014 luôn biến động.

Urê có xu hướng giảm. Sau khi đạt mức giá cao hồi đầu năm 2014, giá urê đã giảm 11,5% xuống 312 USD/tấn. Giá phân urê trung bình năm 2014 khoảng 316 USD/tấn,

FOB Đông Âu, giảm 7% so với năm so với năm 2013 và giảm 60,7% so với mức giá đạt cao nhất vòa tháng 9 năm 2011.

DAP, xu hướng giá tăng, tăng 3,8% so với tháng đầu năm 2014, mức giá đạt cao nhất trong năm là 575 USD/tấn, FOB Vịnh Mỹ. Giá DAP trung bình của năm 2014 đạt 479,8 USD/tấn, tăng 7,8% so với năm 2013. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đồ thị 5: Diền biến giá phân bón trên thị trường thế giới – ĐVT: USD/tấn

Theo nguồn tin từ The Green Markets, chỉ số giá phân bón trong tuần đến ngày 15/12/2014 đạt 438,12 điểm, tăng 1,5% so với phiên đầu tháng ( đến ngày 8/12 là 431,12 điểm).

Như vậy, năm 2014 chỉ số giá phân bón trên thị trường thế giới luôn biến động, sau khi đạt mức đỉnh điểm vào tháng 2 đạt 523,81 điểm và xuống thấp nhất hồi tháng 6 với 417,71 điểm.

Trung Quốc là nước sản xuất và xuất khẩu urê lớn nhất thế giới. Theo Hiệp hội phân bón thế giới (IFA), tổng sản lượng sản xuất urê toàn cầu năm 2013 đạt khoảng 170 triệu tấn, trong đó Trung Quốc là nước sản xuất lớn nhất, chiếm 40% tổng sản lượng. Phần lớn urê do Trung Quốc sản xuất phục vụ thị trường trong nước (chiếm 35% tổng nhu cầu urê thế giới), nhưng quốc gia này vẫn chiếm vị trí đứng đầu trong việc xuất khẩu urê với gần 19% thị phần thế giới.

Đồ thị 6a Đồ thị6b

Các sản phẩm urê Trung Quốc thiết lập giá sàn cho các sản phẩm urê thế giới, do Trung Quốc với chi phí sản xuất thấp nhất có thế đáp ứng phần chênh lệch giữa cung và cầu urê trên thị trường thế giới. Urê sản xuất tại Trung Quốc không thể bán ra các thị trường bên ngoài nếu không có giá bán cao hơn giá bán trong nước, vì vậy mức giá này cộng với thế xuất/nhập khẩu và chi phí vận chuyển thiết lập mức giá sàn cho urê toàn cầu.

Đồ thị 7: So sánh giá urê tại những thị trường lớn

Trung Quốc là nguồn cung cấp phân bón chính mặt hàng phân bón cho Việt Nam. Trong năm 2014, Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc 2 triệu tấn phân bón, chiếm trên 53% thị phần. Tính riêng đến tháng 12/2014, Việt Nam đã nhập khẩu từ thị trường này 113,3 nghìn tấn phân bón, đạt 27,3 triệu USD.

Một số chủng loại phân bón nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc trong tháng 12/2014 – ĐVT: USD/tấn.

Chủng loại Đơn giá (USD/tấn)

Cảng, cửa khẩu PTTT

Phân bón vô cơ Amoni Clorua (Ammonium Chloride), dạng bột. Hàm lượng Nitơ 25% min, độ ẩm 1% max. Màu trắng. Hàng mới 100% 90,56 Cảng Đình Vũ – HP CFR Phân SA dạng bột (Ammonium Sulphate) 120 Cảng Cát Lái (HCM) CIF

Phân DAP (Diammonium Phosphate) (NH4)2HPO4

409,38 Cửa khẩu phụ Bản V- ợc

N>=16%; P2O5>=44%; đóng bao 50kg/bao.Do TQ sản xuất Phân bón hỗn hợp NPK , hàm lượng N>=10%; P2O5>=10%; K2O>=26%. Đóng bao 50kg/bao. Do TQSX. 555,47 Cửa khẩu phụ Bản V- ợc DAT

(Nguồn số liệu: Tổng cục Hải quan) Bảng 1

Giá phân urê nhập khẩu từ một số thị trường tháng 12/2014:

Urê hạt trong:

Biển Đen: 318 – 319 USD/tấn FOB Trung Quốc: 286 – 289 USD/tấn FOB Baltic: 305 – 313 USD/tấn FOB Brazil: 335 – 338 USD/tấn CIF

Urê hạt đục:

Iran: 300 – 302 USD/tấn FOB Ai Cập: 345 – 350 USD/tấn FOB Venezuela: 317 – 328 USD/tấn FOB

Nguồn: www.binhdien.com

Bảng 2

c, Những quy định liên quan đến xuất nhập khẩu phân bón

Chính sách quản lý xuất nhập khẩu phân bón của Việt Nam:

Việt Nam là một nước đang phát triển, nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng lớn và có vai trò quan trọng trong việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Chính vì

phát triển, mang lại nguồn thu lớn. Phân bón là một trong những mặt hàng thiết yếu đối với cây trồng, chính vì lẽ đó ngoài công tác hỗ trợ khuyến khích phát triển ngành sản xuất phân bón nội địa thì nhà nước cũng chú ý đến vấn đề nhập khẩu phân bón.

Năm 2014 có những thay đổi đáng kể về chính sách vĩ mô liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón tại Việt Nam. Trong đó, có những chính sách đã và đang có hiệu lực, có những chính sách mới được ban hành và sẽ có hiệu lực kể từ ngày

01/01/2015.

Kể từ ngày 01/01/2014, thuế suất thuế nhập khẩu 2 loại mặt hàng phân bón chính là DAP và UREA đã được nâng lên 3% từ 0% theo thông tư số 164/2013/TT-BTC ban hành ngày 15/11/2013. Tiếp đó, sau nhiều lần kiến nghị từ Tập đoàn hóa chất Việt Nam (Vinachem), ngày 10/09/2014, Bộ Tài chính tiếp tục ban hành Thông tư số 131/2014/TT- BTC sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với mặt hàng UREA lên 6% từ 3% có hiệu lực kể từ ngày 25/10/2014. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Song song với việc tăng thuế nhập khẩu, các chính sách vĩ mô cũng tập trung vào quản lý chặt chẽ hơn nữa hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón, hạn chế nhập khẩu để khuyến khích sản xuất trong nước. Ngày 01/02/2014, nghị định số 202/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý phân bón có hiệu lực. Nghị định này quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu phân bón; quản lý chất lượng, kiểm nghiệm, khảo nghiệm, đặt tên phân bón; trách nhiệm quản lý nhà nước về phân bón…Đây là hành lang pháp lý cao nhất về quản lý phân bón có hiệu lực trong năm 2014. Theo đó, ngày

30/09/2014, Bộ Công thương ban hành thông tư số 29/2014/TT-BCT có hiệu lực kể từ ngày 27/11/2014 quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số điều về phân bón vô cơ, hướng dẫn việc cấp phép sản xuất phân bón vô cơ đồng thời sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác tại Nghị định số 202 này.

Tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa 13, Quốc hội đã thông qua Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế, trong đó quy định kể từ ngày

01/01/2015 các mặt hàng Phân bón; máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; tàu đánh bắt xa bờ; thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác

thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT từ khâu nhập khẩu đến khâu sản xuất, thương mại bán ra.

Chính sách quản lý xuất nhập khẩu phân bón của Trung Quốc:

Trung Quốc là nước sản xuất phân bón lớn nhất thế giới nhưng đồng thời cũng là nước nông nghiệp lớn và có nhu cầu tiêu thụ phân bón lớn nhất thế giới. Vì vậy, để đảm bảo cung ứng đủ phân bón với giá hợp lý cho sản xuất nông nghiệp, những năm gần đây Trung Quốc áp dụng chính sách “đánh thuế xuất khẩu theo thời vụ” để kiểm soát lượng phân bón xuất khẩu.

Theo thông báo mới nhất thì Chính phủ Trung Quốc đã ban hành chính sách thuế xuất khẩu phân bón của Trung Quốc năm 2014 (áp dụng từ 1/1/2014) như sau:

Tên hàng Mã số thuế Chính sách thuế trái vụ Mức thuế trái vụ Chính sách thuế chính vụ Mức thuế chính vụ Urea 31021000 Tháng 7 đến tháng 10 40CNY/T Từ tháng 1 đến tháng sáu và tháng 11, tháng 12 15% và 40CNY/T Các loại phân bón đạm hóa học và khoáng khác 31029090 DAP (Diammonium Phosphate) 31053000 Từ 16/5 đến 15/10 50CNY/T Từ 01/01 đến 15/05 và Từ 16/10 đến 31/12 15% và 50CNY/T ADP (Ammonium Dihydrogen Phosphate) 31054000 Phân bón hóa học và phân khoáng chứa chất Nitrogen 31055900

Phân bón dạng tấm hay hình dạng tương tự hoặc có trọng lượng cả bì dưới 10kg/bao 31051000 Các loại phân bón khác 31059000 TSP (Calcium Phosphate Primary) 31031010

Thuế xuất khẩu cả năm là 5% Các loại Calcium Superphosphate khác 31031090 Các loại phân bón hóa học hoặc khoáng chất Phosphate khác 31039000 Phân bón với Nitrate và Phosphate 31055100 Phân bón với P and

K 31056000

NPK 31052000

Thuế xuất khẩu cả năm là 30% Các loại phân bón hóa học và khoáng chất Potash (Kali) 31049090 Potassium Chloride (Clorura Kali) 31042090

Thuế xuất khẩu cả năm là 600CNY/T Potassium Sulphate

Bảng 3

Tuy nhiên, một điểm khác biệt lớn đối với chính sách thuế xuất khẩu của Trung Quốc năm 2015 là thuế suất sẽ áp dụng cho cả năm đối với UREA và DAP thay vì có sự khác biệt trong mùa cao điểm (chính vụ – thường là T1-T6 và T11-T12 hàng năm) và thấp điểm (không chính vụ – thường là T7-T10 hàng năm).

– Đối với UREA: 80 Tệ/tấn

– Đối với phân Phosphate (DAP, MAP): 100 Tệ/tấn – Phân NPK: Thuế suất 30%

– Phân NP: Thuế suất 5%

– Phân lân kép dạng hạt (GTSP): Thuế suất 5% – Phân Kali: 600 Tệ/tấn

Do đó, các nhà nhập khẩu Việt Nam thay vì chờ đến mùa thấp điểm mới có thể nhập khẩu UREA, DAP thì trong năm 2015 có thể nhập khẩu quanh năm khi giá cả và thời điểm phù hợp.

d, Tổng vốn để thực hiện phương án nhập khẩu

Công ty với tiềm lực tài chính khá mạnh.Tuy nhiên ngoài nhập khẩu phân bón, công ty còn thực hiện các hoạt động liên quan nên nguồn ngân sách phải rải đều. Chính vì vậy giám đốc công ty quyết định bên cạnh huy động tài chính nội bộ, công ty sẽ tiến hành vay của ngân hàng ViettinBank 1 lượng là 250.000 USD để tiến hành nhập khẩu lô hàng.

Vậy tổng nguồn vốn để thực hiện phương án nhập khẩu là: 600.000 USD, trong đó vốn tự có là 350.000 USD, vốn vay là 250.000 USD.

Giá cả là yêu tố quan trọng trong buôn bán, giao dịch, nhất là giao dịch ngoại thương nên khi lập phương án nhập khẩu phân bón urê hạt trong về thị trường trong nước, công ty đã tiến hành xây dựng giá hàng nhập khẩu trong nội địa.

Chi phí hàng NK = Giá CIF + các chi phí liên quan

Trong đó, giá CIF bao gồm giá mua và cước phí vận tải từ nước xuất khẩu (Trung Quốc) đến nước nhập (Việt Nam)và cước phí bảo hiểm. (khối lượng 2000 tấn).

- Giá CIF: 280 USD/tấn

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đồ án KTNVNT: Lập phương án nhập khẩu phân bón urê từ thị trường Trung quốc (Trang 32)