Lilama Nghiên cứu đầu tư cổ phiếu vào công ty Lắp máy Hà Nội 6 IBS

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ Ở PVFC (Trang 38 - 42)

IV Lĩnh vực khác

5 Lilama Nghiên cứu đầu tư cổ phiếu vào công ty Lắp máy Hà Nội 6 IBS

6 IBS

Thực hiện dịch vụ uỷ thác đấu giá Phối hợp đầu tư vào công ty cổ phần Mua bán trái phiếu

7 SSI

Thực hiện nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư với SSI theo HĐUTĐT Thực hiện dịch vụ UT đấu giá

Phối hợp cung cấp thông tin về đấu giá cổ phần, cổ phần hoá Mua bán trái phiếu

1.2.6.1.4.Các ưu thế của PVFC trên thị trường tài chính VN, các ưu thế và lợi ích cho các đối tác khi hợp tác với PVFC.

Thế mạnh của PVFC trên thị trường tài chính Việt Nam:

- Là định chế tài chính của Tập đoàn Dầu khí Việt nam, cho tới năm 2010, qui mô vốn pháp định của PVFC sẽ tăng từ 1.000 tỷ lên 5.000 tỷ .

- Là đối tác có uy tín đối với nhiều tổ chức tài chính, ngân hàng, các quĩ đầu tư Việt nam và nước ngoài đang hoạt động tại Việt nam

- Là công cụ tài chính đắc lực, cầu nối giữa các nhà đầu tư với các dự án của ngành

- Các Công ty trong ngành, các Công ty thuộc các ngành năng lượng, xây dựng, du lịch cao cấp, các ngân hàng thương mại lớn... là các khách hàng, đối tác chiến lược của PVFC

- Đội ngũ cán bộ trẻ chuyên nghiệp, năng động. Lãnh đạo chủ chốt giàu kinh nghiệm, nhạy bén.

- Hoạt động quản lý, kinh doanh được quản lý, giám sát chặt chẽ theo tiêu chuẩn quốc tế

Lợi ích của các đối tác khi hợp tác với PVFC

Được thu xếp nguồn vốn ổn định, chi phí hợp lý, đáp ứng tiến độ yêu cầu. PVFC sẽ hỗ trợ kịp thời các phát sinh về tài chính trong quá trình thực hiện dự án.

Được tiếp cận với các dự án, các cơ hội đầu tư lợi nhuận cao thuộc các ngành kinh tế chủ chốt

Được cung cấp các thông tin cập nhật và đáng tin cậy về các dự án đầu tư Được PVFC quản lý hiệu quả nguồn vốn đầu tư

Được chia sẻ các lợi thế PVFC có được

Các cán bộ nhân viên của các đơn vị hợp tác được vay vốn phục vụ các nhu cầu đa dạng với các điều kiện thuận lợi, lãi suất hợp lý .

1.2.6.2. Những tồn tại cần khắc phục

Tồn tại và nguyên nhân:

- Quy trình, quy chế của hoạt động đầu tư chưa hoàn thiện, đôi khi do tính cấp bách của cơ hội đầu tư nên việc tuân thủ quy trình, quy chế chưa được đảm bảo. VD như chưa xây dựng được hướng dẫn hoạt động của nghiệp vụ quản lý sau đầu tư nên chưa có sự thống nhất giữa các thành viên chuyên trách quản lý sau

đầu tư, điều này đã gây ra những thiếu sót khi thực hiện: (không kịp thời nắm bắt tình hình phát hành thêm cổ phiếu ưu đãi, theo dõi tiến độ giải ngân, thực hiện các công tác báo cáo đột xuất của các dự án …)

- Hoạt động đầu tư là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro, việc đánh giá rủi ro cho hoạt động đầu tư đến nay vẫn chưa được thực hiện bài bản và có hiệu quả. Chưa có các công cụ phòng chống rủi ro.

- Việc phân tích, đánh giá thị trường, xây dựng cơ sở dữ liệu cho hoạt động đầu tư chưa được thực hiện và chưa có bộ phận đánh giá chuyên nghiệp.

- Chưa có phần mềm tính toán hiệu quả và cập nhật tổng giá trị đầu tư trên toàn hệ thống PVFC.

- Việc phân cấp đầu tư giữa Tổng Giám đốc và các chi nhánh chưa có quy định cụ thể, chưa có phân quyền cho Phòng Đầu tư về việc đầu tư và quản lý danh mục đầu tư của các chi nhánh. Theo quy định Phòng Đầu tư là đầu mối trong việc quản lý đầu tư toàn hệ thống. Tuy nhiên, hiện nay Phòng Đầu tư không thể thực hiện hết chức năng này do các chi nhánh chưa thực sự nghiêm túc trong công tác báo cáo.

- Đối với công tác đầu tư dự án: PVFC không tham trực tiếp vào khâu nghiên cứu, lập dự án do đó khi dự án đã được các cấp ban ngành phê duyệt đầu tư, PVFC mới tham gia nghiên cứu dự án và trình Lãnh đạo phê duyệt do đó nhiều khi dẫn đến tình trạng chậm tiến độ làm mất cơ hội đầu tư...

- Hoạt động đầu tư là hoạt động phụ thuộc rất nhiều vào công tác thẩm định và hoạt động nhận uỷ thác đầu tư. Tuy nhiên, công tác thẩm định thường kéo dài cộng thêm việc nhận uỷ thác đầu tư của khách hàng quá sát ngày đặt cọc đấu giá đã làm chậm quá trình đầu tư và gây mất uy tín về hình ảnh của PVFC với các đối tác.

- Do quy mô của Công ty phát triển quá nhanh lại chưa có phương án đào tạo nhân lực để đáp ứng yêu cầu công việc nên cán bộ đầu tư thực sự có kinh nghiệm còn thiếu, các cán bộ có kinh nghiệm lại được điều chuyển vào những vị trí mới khiến cho hoạt động đầu tư gặp một số khó khăn.

- Chất lượng quản lý sau đầu tư thấp. Các cán bộ tham gia quản lý sau đầu tư đa phần phải là Lãnh đạo các phòng ban và Lãnh đạo Công ty, điều này thuận tiện cho việc ra quyết định cũng như đàm phán với các đối tác, tuy nhiên lại không chủ động trong khâu báo cáo sau đầu tư. Các cán bộ, chuyên viên được cử tham gia quản lý đầu tư dự án thì lại không thể ra quyết định khi đàm phán với đối tác và chưa có kinh nghiệm quản lý cũng như không đúng chuyên ngành đào tạo khiến công tác quản lý gặp nhiều lúng túng.

- Chưa xây dựng được tiêu chí cụ thể cho việc quản lý sau đầu tư: Hiện tại PVFC quản lý sau đầu tư chỉ dưới hình thức quản lý tài chính do đó không kiểm tra, giám sát được việc xây dựng dự án theo đúng chất lượng cũng như tiến độ. - Về tỷ lệ nợ xấu:Theo thanh tra của ngân hàng nhà nước năm 2006 các nhóm

Bảng 8: Các nhóm nợ xấu của PVFC trong năm 2006.

Đơn vị:VNĐ

STT Nhóm Khách hàng Dư nợ(quy đổi tỷ giá

16,000)đồng Tỷ trọng

I Nhóm2 7,723,000,000 0.535%

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ Ở PVFC (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w