- Tối đa hóa chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế: Lợi nhuận sau thuế là chỉ tiêu quan trọng
1. Quản lý dự trữ theo phương pháp cổ điển hay mô hình đặt hàng hiệu quả nhất EQQ (Economic odering Quantity)
EQQ (Economic odering Quantity)
Mô hình EQQ
Mô hình này được dựa trên giả định là những lần cung cấp hàng hóa bằng nhau. Khi doanh nghiệp tiến hành dự trữ hàng hóa sẽ kéo theo hàng loạt các chi phí như chi phí bốc dỡ hàng hóa, chi phí bảo quản, chi phí đặt hàng, chi phí bảo hiểm …nhưng tựu chung lại có hai loại chi phí chính :
Chi phí lưu kho(Chi phí tồn trữ)
+ Chi phí hoạt động như chi phí bốc xếp HH, chi phí bảo hiểm hàng hóa, chi phí hao hụt mất mát, chi phí bảo quản…
+ Chi phí tài chính bao gồm chi phí vốn như chi phí trả lãi vay, chi phí về thuế, khấu hao
Chi phí đặt hàng (chi phí hợp đồng)
Chi phí đặt hàng bao gồm chi phí quản lý giao dịch và vận chuyển hàng hóa. Chi phí đặt hàng cho mỗi lần đặt hàng thường ổn định không phụ thuộc vào số lượng hàng hóa được mua
Ví dụ: Công ty Sông hồng có tài liệu sau: Toàn bộ số hàng hóa cần sử dụng trong năm là 1600 đơn vị, chi phí mỗi lần đặt hàng 1 tr, chi phí lưu kho 0.5tr thì lượng HH mỗi lần cung ứng tối ưu là
Q* = (2*1600*1)/0.5 = 80
Số lần đặt hàng trong năm là 1600:80 =20 lần Chi phí đặt hàng trong năm là 20 x1 = 20 tr Chi phí lưu kho HH : 80/2 =40tr
Điểm đặt hàng mới: Về mặt lý thuyết người ta có thể giả định là khi nào lượng HH
kỳ trước hết mới nhập kho lượng hàng mới. Trong khi thực tiễn hoạt động hầu như không có doanh nghiệp nào để đến khi nguyên vật liệu hết rồi mới đặt hàng. Nhưng nếu đặt hàng sớm quá sẽ làm tăng lượng nguyên liệu tồn kho. Do vậy Dn cần xác định
thời điểm đặt hàng mới. Thời điểm đặt hàng mới bằng số lượng nguyên vật liệu sử dụng mỗi ngày nhân với độ dài của thời gian giao hàng
Ví dụ : Vẫn lấy số liệu công ty sông hồng : Toàn bộ số hàng cần sử dụng trong năm 1600 đơn vị , số ngày làm việc mỗi năm 320 ngày, NVL tồn kho được dùng mỗi ngày 1600/320 =5đơn vị /ngày. Nếu thời gian giao hàng là 4 ngày ko kể ngày nghỉ thì doanh nghiệp sẽ tiến hành đặt hàng khi khối lượng nguyên liệu trong kho chỉ còn lại là 4x5 =20đơn vị
Lượng dự trữ an toàn
Nguyên vật liệu sử dụng mỗi ngày không phải là số cố định mà chúng biến động không ngừng đặc biệt là đối với DN sản xuất mang tính thời vụ hoặc sản xuất những hàng hóa nhạy cảm với thị trường. Do đó để đảm bảo cho sự ổn định cho sản xuát, doanh nghiệp cần phải duy trì một lượng tồn kho dự trữ an toàn. Lượng dự trữ HH là lượng hàng hóa dự trữ thêm vào lượng dự trữ tại thời điểm đặt hàng
2.PP cung cấp đúng lúc hay dự trữ bằng 0
PP này được hãng TOYOTA của Nhật Bản áp dụng vào những năm 30 của thế kỷ này, sau đó với ưu việt của nó là chi phí dự trữ ko đáng kể đã lan truyền sang các hãng khác của Nhật, sang Tây Âu và Mỹ. Theo pp này các DN trong một số ngành nghề có liên quan chặt chẽ với nhau hình thành nên mối quan hệ, khi có một đơn đặt hàng nào đó họ sẽ tiến hành hút những loại hàng hóa và sản phẩm dở dang của các đơn vị khác ma họ không cần phải dự trữ. Sử dụng PP này sẽ giảm tới mức thấp nhất chi phí cho dự trữ.
Câu 15 : Phân tích các phương pháp quản lý tiền của doanh nghiệp ?
Tiền mặt được hiểu là tiền mặt tồn quỹ, tiền trên tài khoản thanh toán của doanh nghiệp ở ngân hàng. Tiền mặt là tài sản không sinh lãi. Nếu dự trữ nhiều tiền mặt thì sẽ gây tình trạng ứ đọng vốn. Tuy nhiên giữ tiền mặt trong kinh doanh là cần thiết vì nó đảm bảo giao dịch kinh doanh hàng ngày; bù đắp cho ngân hàng về việc ngân hang cung cấp các dịch vụ cho doanh nghiệp; đáp ứng nhu cầu dự phòng trongtrường hợp biến động không lường trước được của dòng tiền vào ,ra của doanh nghiệp; hưởng lợi thế trong thương lượng mua hàng. Do vậy doanh nghiệp cần dự trữ tiền mặt ở mức tối ưu.
Phương pháp thường dùng để xác định mức tồn quỹ tối thiểu là lấy mức xuất quỹ trung bình hàng ngày nhân với số lượng ngày dự trữ tồn quỹ. Người ta cũng có thể sử dụng phương pháp tổng chi phí tối thiếu trong quản trị vốn tồn kho dự trữ để xác định mức dự trữ vốn tiền mặt hợp lý của doanh nghiệp. Bởi vì giả sử doanh nghiệp
có một lượng tiền mặt và phải sử dụng nó để đáp ứng các khoản chi tiêu tiền mặt một cách đều đặn. Khi lượng tiền mặt đã hết, doanh nghiệp có thể bán các chứng khoán ngắn hạn (có tính thanh khoản cao) để có được lượng tiền mặt như lúc đầu. Có hai loại chi phí cần được xem xét khi bán chứng khoán: một là chi phí cơ hội của việc giữ tiền mặt, đó chính là mức lợi tức chứng khoán doanh nghiệp bị mất đi; hai là chi phí cho việc bán chứng khoán mỗi lần, đóng vai trò như là chi phí mỗi lần thực hiện hợp đồng. Trong điều kiện đó mức dự trữ vốn tiền mặt tối đa của doanh
nghiệp chính bằng số lượng chứng khoán cần bán mỗi lần để có đủ lượng vốn tiền mặt mong muốn bù đắp được nhu cầu chi tiêu tiền mặt. Công thức tính như sau :
M* = 2xMnxcb/i
Trong đó : M* là số lượng tiền mặt dự trữ tối đa. Mn là tổng mức tiền mặt chi dùng trong năm. i: Lãi suất (Chi phí lưu giữ đơn vị tiền mặt) cb : Chi phí cho mỗi lần bán chứng khoán.
Ví dụ : Một doanh nghiệp mỗi năm phải chi một lượng tiền mặt là 3600 triệu đồng. Chi phí mỗi lần đem bán các chứng khoán thanh khoản cao là 0,5 triệu đồng, lãi suất chứng khoán ngắn hạn là 10%/ năm thì lượng dự trữ tiền mặt tối ưu là:
M* = 2x3600x0.5/0.1= 189.7 tr
Nếu doanh nghiệp mỗi tháng phải chi một lượng tiền mặt là 300 triệu thì khoảng 19 ngày (3600 triệu/189,7 triệu) phải bán chứng khoán một lần.
Mức dự trữ trung bình của doanh nghiệp sẽ là 189,7 /2 = 94,85 triệu đồng
Trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, rất hiếm khi mà lượng tiền vào, ra của doanh nghiệp lại đều đặn và dự kiến được, từ đó mức dự trữ cũng không thể đều đặn như tính toán trên. Bằng việc nghiên cứu và phân tích thực tiễn, các nhà kinh tế học đã đưa ra mức dự trữ tiền mặt dự kiến dao động trong một khoảng. tức là dự trữ tiền mặt sẽ biến thiên từ cận thấp nhất đến cận cao nhất. Nếu lượng tiền mặt ở dưới mức thấp ( giới hạn dưới) thì doanh nghiệp phải bán chứng khoán để có lượng
tiền mặt ở mức dự kiến. Ngược lại, nếu lượng tiền mặt vượt quá giới hạn trên thì doanh nghiệp sử dụng số tiền vượt đó để mua chứng khoán dưa lượng tiền mặt về mức dự kiến.
b. Dự đoán và quản lý các luồng nhập, xuất ngân quỹ.
Dự đoán ngân quỹ là tập hợp các dự kiến về nguồn và sử dụng ngân quỹ. Ngân quỹ hàng năm được lập vừa tổng quát, vừa chi tiết cho từng tháng và tuần.
Dự đoán các luồng nhập ngân quỹ bao gồm luồng thu nhập từ kết quả kinh doanh; luồng đi vay và các luồng tăng vốn khác. Trong đó, luồng nhập ngân quỹ từ kết quả kinh doanh là quan trọng nhất. Nó được dự đoán dựa trên cơ sở các khoản doanh thu bằng tiền mặt dự kiến trong kỳ.
- Dự đoán các luồng xuất ngân quỹ thường bao gồm các khoản chi cho hoạt động kinh doanh như mua sắm tài sản, trả lương các khoản chi cho hoạt động đầu tư theo kế hoạch của doanh nghiệp, các khoản chi trả tiền lãi phải chia, nộp thuế và các khoản chi khác.
c . Một số biện pháp về quản lý tiền mặt
Hoạt động thu chi vốn tiền mặt của doanh nghiệp diễn ra hàng ngày, hàng giờ. Hơn nữa vốn tiền mặt là một loại tài sản đặc biệt có khả năng thanh toán cao, dễ dàng chuyển hoá sang các hìnhthức tài sản khác, vì vậy doanh nghiệp phải có biện pháp quản lý, sử dụng vốn tiền mặt một cách chặt chẽ để tránh bị mất mát, lợi dụng. Các biện pháp quản lý cụ thể là:
- Mọi khoản thu chi vốn tiền mặt của doanh nghiệp đều phải thực hiện thông qua quỹ, không được thu chi ngoài quỹ, tự thu tự chi.
- Phải có sự phân định trách nhiệm rõ ràng trong quản lý vốn tiền mặt, nhất là giữa thủ quĩ và kế toán quĩ; phải có các biện pháp quản lý bảo đảm an toàn kho quĩ.
- Quản lý chặt chẽ các khoản tạm ứng tiền mặt, cần xác định rõ đối tượng tạm ứng, mức tạm ứng và thời hạn thanh toán tạm ứng để thu hồi kịp thời.