O O OH OCH3 O OH HO O HO O OH HO HO H3C
Hình I.10 Công thức tổng quát Diosmin
I.3.2 Tính chất Diosmin
Tinh thể hình kim, màu vàng nhạt, không mùi. Tan tốt trong dung dịch kiềm, DMSO, tan ít trong dung dịch DMF. Độ tan (ở 25oC) của diosmin trong các dung môi đó lần lượt tương ứng là 20.4, 11.9, 1.7 g/100 mL. Nhưng đối với nước thì diosmin rất ít tan.
Diosmin dễ tan trong dimethyl sulphoxide dễ hòa tan trong dung dịch có tính kiềm, tan hoàn toàn dimethyl formamide ở nhiệt độ cao, khó tan trong nước, gần như không tan trong alcohol [23]
Diosmin có khối lượng riêng: 1.68 g/cm3. Nhiệt độ nóng chảy: 277-278oC [22].
I.3.3 Ứng dụng của Diosmin
a Chất ức chế ung thư đại tràng
Diosmin có ảnh hưởng trực tiếp đến tế bào ung thư của con người và động vật đã được các nhà khoa học nghiên cứu và xếp thành nhóm thuốc phòng ngừa và ức chế quá trình tăng trưởng và sản sinh ra tế bào ung thư. Ngày nay nhiều công trình khám phá và nghiên cứu lâm sàng trong lĩnh vực này được tiến hành là để định mức liều lượng diosmin đối với các dòng ung thư ở người sao cho hiệu quả nhất, bằng cách tiêm chất gây ung thư cho động vật (như chuột-có tính chất thân nhiệt tương tự như người) sau đó áp dụng liều lượng phù hợp cho người.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này ta xét một nghiên cứu thử nghiệm trên một loại chuột như sau: Kết hợp hai chất flavonoid diosmin và hesperidin (90% diosmin + 10% hesperidin) trong suốt thời gian chữa trị sau khi gây ưng thư cho chuột bằng chất azoxymethane (AOM) (chất gây ung thư đại tràng đã được nghiên cứu trên những con chuột đực thế hệ F344). Các chỉ số sinh học chỉ sự phát triển của tế bào ung thư đã giảm đáng kể, đồng thời các chỉ số 5-bromodeoxyuridine và số hạt nhân tổ chức trong các tế bào ung thư cũng giảm theo. Hiệu quả của tác dụng đó có thể là do ức chế sự tăng sinh tế bào ung thư [23,24]
Các tác dụng phòng ngừa của hai flavonoid (diosmin và hesperidin) trên N- butyl-N-(4-hydroxybutyl) nitrosamine (OH-BBN) – chất gây ra ung thư bàng quang tiết niệu đã được tiến hành trên những con chuột đực. Khi cho chúng ăn chế độ ăn có chứa riêng rẽ hoặc kết hợp cả hai loại flavonoid nói trên (90% diosmin + 10% hesperidin) đều có hiệu quả trong việc ức chế ung thư bàng quang và ức chế sự tăng sinh của tế bào ung thư [24]
Diosmin được chứng minh là cải thiện các yếu tố liên quan với các biến chứng tiểu đường. Lượng đường trong máu và áp lực oxy hóa được theo dõi ở các bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 trước và sau khi can thiệp bằng một hỗn hợp flavonoid có chứa diosmin: lượng hemoglobin A1c giảm đi kèm với sự gia tăng của enzyme thúc đẩy quá trình oxy hóa glucose, chứng tỏ lượng đường trong máu đã giảm và hoạt động chống oxy hóa được gia tăng [17] .
Diosmin có thể bình thường hóa tốc độ lọc của mao mạch và ngăn ngừa thiếu máu cục bộ ở bệnh nhân tiểu đường. Nghiên cứu lưu biến của bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 cho thấy diosmin tạo điều kiện thuận lợi cho việc cải tiến các đặc tính dòng chảy của máu do sự giảm tổng hợp hồng cầu, dẫn đến giảm ứ đọng máu và thiếu máu cục bộ [26].
Với Daflon 500 mg với 6 viên mỗi ngày thử nghiệm trong 28 ngày ở 18 bệnh nhân tiểu đường sau thời gian điều trị trên kết quả điều trị đạt được: độ nhớt trong máu giảm và giảm độ đường trong máu [25].
c Chữa suy tĩnh mạch
Suy tĩnh mạch mãn tính đặc trưng bởi: chân bị đau đớn và trở nên nặng, có cảm giác sưng và chuột rút, đồng thời tương quan với các chứng giãn tĩnh mạch.[23]
Daflon 500 mg, chứa 90% diosmin và 10% hesperidin, hoạt động thuận lợi trong điều trị loét tĩnh mạch bằng cách ức chế sự tổng hợp prostaglandin và các gốc tự do. Nó làm giảm bradykinin (chất gây ra rò rỉ vi mạch máu) và có thể hoạt động thuận lợi để ức chế hoạt hóa bạch cầu [27]. Một cuộc thử nghiệm quốc tế để đánh giá hiệu quả của flavonoid trong điều trị bệnh suy tĩnh mạch mãn tính trên 5052 bệnh nhân ở 23 quốc gia trong vòng 2 năm đã được tiến hành. Bệnh nhân được điều trị bằng 450 mg diosmin và 50 mg hesperidin hàng ngày trong sáu tháng. Các triệu chứng lâm sàng liên tục được cải thiện trong suốt quá trình nghiên cứu, và đã nâng cao chất lượng cuộc sống cho những người tham gia [28].
Trong một thí nghiệm ngẫu nhiên khác để so sánh khả năng điều trị loét tĩnh mạch bằng hỗn hợp 900 mg diosmin cộng với 100 mg hesperidin so với việc điều trị không dùng hỗn hợp flavonoid trên đã được tiến hành. Kết quả có 47% bệnh nhân trong nhóm điều trị bằng bằng hỗn hợp diosmin và hesperidin đã được chữa khỏi
hoàn toàn vết loét so với nhóm không dùng hỗn hợp là 28% ở các vết loét có đường kính dưới 10 cm [29]
d Chữa bệnh trĩ
Một số nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh diosmin có hiệu quả trong điều trị các triệu chứng cấp tính và mãn tính của bệnh trĩ. Một nghiên cứu trong đó 120 bệnh nhân được kiểm soát bằng giả dược (hỗn hợp 90% diosmin và 10% hesperidin) với liều 500 mg mỗi ngày trong vòng hai tháng, đã kiểm soát tốt cũng như cải thiện được các triệu chứng ngứa, đau đớn, chảy nước, phù, ban đỏ và xuất huyết. Đối với những người đang mang thai, việc sử dụng diosmin trong điều trị bệnh trĩ không ảnh hưởng xấu đến thai kỳ, sự phát triển đến thai nhi, cân nặng cũng như sự phát triển của trẻ sau này. Với những người bị bệnh trĩ cấp tính đang cho con bú cũng như đang mang thai, việc điều trị được thực hiện tám tuần trước khi sinh và bốn tuần sau khi sinh. Hơn một nửa số phụ nữ tham gia nghiên cứu đã giảm các triệu chứng từ ngày thứ tư. Diosmin không gây đột biến cũng như không có bất kỳ ảnh hưởng đáng kể nào đến chức năng sinh sản [28,30].
e Chữa sưng phù do rối loạn hệ bạch huyết
Diosmin hoạt động trên hệ thống bạch huyết bằng cách tăng lưu lượng bạch huyết. Hỗn hợp flavonoid có chứa diosmin đã được sử dụng để điều trị chứng phù chi trên thứ cấp do rối loạn hệ bạch huyết. Kết quả cho thấy đã cải thiện được các triệu chứng và khối lượng chi, khối lượng của chân tay bị sưng giảm trung bình 6.8%. Ngoài ra, các thông số đánh giá chức năng bạch huyết được cải thiện đáng kể. Diosmin còn cải thiện đáng kể các vết bỏng và sưng giập phổi [31,32].
I.3.4 Tác dụng phụ của Diosmin
Một số trường hợp bị rối loạn tiêu hóa và bị rối loạn thần kinh thực vật nhẹ.
1.3.5 Các nghiên cứu trên thế giới
Hiện nay, trên thế giới có nhiều nghiên cứu về kĩ thuật chuyển đổi hesperidin thành diosmin bằng các tác nhân phản ứng khác nhau như tác nhân NBS kết hợp benzoyl peroxide, tác nhân selen dioxide, tác nhân iodine, tác nhân bromo lỏng, tác nhân postassium iodide…
HO H3C HO OH O H3C HO OH O O OH OCH3 OH O HO H3C HO OH O H3C HO OH O O OH OCH3 OH O [O]
Hình I.11 Sơ đồ biến đổi hóa học từ flavanone (hesperidin) sang flavone (diosmin) Do diosmin chỉ khác hesperidin một nối đôi tại vị trí 2-3, quá trình chuyển đổi từ hesperidin thành diosmin là quá trình tách loại 2 hydro ở vị trí 2-3 bằng các tác nhân oxi hóa. Tác nhân oxi hóa trong quá trình chuyển đổi từ 1 flavanone (hesperidin) sang 1 flavone (diosmin) thường là các halogen trong đó có iodine và bromide thường dùng nhất, còn chloro và fluoro có độ âm điện lớn nên khó tách loại sau khi phản ứng halogen hóa thành công. Hiện nay, các phương pháp bán tổng hợp diosmin từ heperidin có nhiều nhưng có thể đem vào sản xuất trên quy mô công nghiệp không nhiều do khó khăn trong việc xử lý dung môi và halogen dư sau khi kết thúc quá trình.
*Chuyển đổi Hesperidin thành Diosmin (Qua trung gian hesperidin octaacetate và tác nhân NBS) [35]. O O OH OH OCH3 O O O OH HO HO HO H3C HO OH O O OCOCH3 OH OCH3 O O O OCOCH3 HH33COCOCOCO H3COCO H3C H3COCO OCOCH3 CH3COONa (CH3CO)2O O O OH OH OCH3 O O O OH HOHO HO H3C HO OH NBS, CH3Cl3 Benzoyl peroxide Ethanol NaOH