PHÂN TÍCH RỦI RO KHI ĐÀU TƯ VÀO DỰ ÁN.

Một phần của tài liệu Thẩm định dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến phế liệu , phế thải ngành thủy sản.pdf_04 (Trang 46 - 48)

d. Kế hoạch trả lãi vay ngân hàng.

4.3 PHÂN TÍCH RỦI RO KHI ĐÀU TƯ VÀO DỰ ÁN.

Rủi ro nhu cầu sản phẩm: Từ việc phân tích thị trường vào khả năng tiêu thụ

sản phẩm cho thấy nhu cầu về sản phẩm của dự án ngày càng tăng cao. Bột cá vẫn là thành phần quan trọng trong thức ăn thủy sản, thức ăn gia súc, hiện nay số lượng bột cá Việt Nam sản xuất vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu trong nước nên vẫn phải nhập khẩu bột cá từ nước ngoài; mỡ cá, nguồn nguyên liệu chế biến dầu biodiesel, việc đầu tư sản xuất dầu biodiesel từ phụ phẩm cá tra, cá basa sẽ mở ra một ngành công nghiệp mới cho vùng ĐBSCL, tạo ra được một nguồn nguyên liệu mới không ô nhiễm môi trường và có thể tái tạo được phục vụ sản xuất, đời

Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6-10

1 Thuế TNDN phải nộp 239,85 489,05 682,36 875,68 917,81 959,94 2 Thuế TNDN được miễn 239,85 489,05 682,36 875,68 458,91 479,97 3 Thuế TNDN thực nộp 0,00 0,00 0,00 0,00 458,91 479,97

sống dân cư trong vùng, bên cạnh đó hiện tại có rất nhiều cơ sở đang có nhu cầu thu mua mỡ cá để xuất bán cho cá nước lân cận như Trung Quốc, Đài Loan..Nhìn chung, nhu cầu của hai loại sản phẩm của dự án sẽ còn tăng cao nữa trong thời gian tới. Tuy nhiên, hiện nay tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng có nhiều cơ sở sản xuất bột cá, mỡ cá được thành lập với nên việc nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng tính cạnh tranh là điều cần hướng tới khi dự án đã đi vào hoạt động.

Rủi ro cạnh tranh: Với việc tậm dụng phụ phẩm cá tra, cá basa góp phần nâng

cao giá trị con cá da trơn đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cho các doanh nghiệp, vì vậy tại ĐBSCL nói chung và tại T.p Cần Thơ nói riêng ngày càng có nhiều nhà máy kinh doanh cùng ngành nghề, sản xuất cùng loại sản phẩm với dự án với quy mô lớn nhỏ khác nhau và đã tồn tại lâu hơn. Trước nhu cầu tiêu thụ của thị trường thì nhà máy được thành lập nên môi trường cạnh tranh gay gắt hơn.

Rủi ro chi phí: Nguyên vật liệu chính của dự án là phụ phẩm cá tra, cá basa

chiếm tỷ trọng lớn nên việc biến động giá sẽ ảnh hưởng nhiều đến kết quả hoạt động kinh doanh của dự án. Như đã phân tích thì ngày càng có nhiều cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực này nên nhu cầu tiêu thụ phụ phẩm cá tra, cá basa cũng gia tăng, chính điều này đã đẩy giá nguyên liệu ngày càng tăng cao. Cho đến nay giá phụ phẩm cá tra, cá basa vẫn đang tăng, có lúc do nhu cầu tiêu thụ tăng cao nên giá phụ phẩm cao hơn giá cá ca, cá basa nguyên liệu. Do đó đứng trước nhiều rủi ro giá nguyên liệu đầu vào của dự án tăng cao doanh nghiệp cần chủ động nguồn cung nguyên liệu để hạn chế bớt biến động rủi ro của dự án.

Rủi ro sản xuất và quản lý: Doanh nghiệp có lượng công nhân được cho đi hướng dẫn thực hành, thực tập thao tác công việc tại các công ty chế biến phụ phẩm thủy sản ở địa phương hoặc khu công nghiệp để đào tạo và nâng cao tay nghề cho công nhân. các lao động sẽ được khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ,

được trang bị các dụng cụ bảo hộ lao động như: ủng, găng tay, quần áo…nên

mức độ an toàn cho công nhân khi làm việc là khá tốt. Bên cạnh đó, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ 206-2007 và chín tháng đầu năm 2008 là rất khả quan, công ty còn dự định mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh thông qua việc

xây dựng thêm nhà máy chế biến số 2 cùng thời điểm thực hiện dự án này, chứng tỏ năng lực quản lý công ty của ban lãnh đạo công ty TNHH Thiên Mã là tốt.

Rủi ro kinh tế vi mô: Tình hình chính trị nước ta luôn được giữ ổn định trong

nhiều năm qua sẽ là nơi có điều kiện tốt để nhiều khách hàng giao thương. Tuy nhiên trong năm 2008 khủng hoảng tài chính bùng phát tại Mỹ và lan rộng toàn cầu, với chủ trương hội nhập sâu rộng vào sân chơi chung, nền kinh tế Việt Nam cũng không khỏi bị tác động ảnh hưởng từ khủng hoảng tài chính suy thoái toàn cầu. Lạm phát tăng cao trong những tháng đầu năm đe dọa sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô và gây khó khăn cho hoạt động của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, với quyết sách và chỉ đạo đúng đắn chủa Chính Phủ, Việt Nam đã đạt được những thành công đáng khích lệ trong việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vi mô và phát triển kinh tế bền vững. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế ngân hàng Thế gới (WB), với mức tăng trưởng kinh tế 6,23% của Việt Nam trong năm 2008 đã chứng minh khả năng chống đỡ của nền kinh tế quốc gia; đồng thời Việt Nam là điểm đến hấp dẫn xủa dòng ngoại hối với việc FDI đạt 64 tỷ USD, gấp 3 lần so với năm 2007.

Một phần của tài liệu Thẩm định dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến phế liệu , phế thải ngành thủy sản.pdf_04 (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)