– Loại hình quyết định
– Nội dung điều chỉnh: phần trong tâm có thể theo văn điều khoản hoặc văn xuôi pháp luật
– Điều khoản thi hành gồm: hiệu lực văn bản; chủ thể thi hành; xử lí văn bản cũ
c. Phần kết:
32
– Con dấu hợp pháp – Nơi nhận
– Dấu độ mật, độ khẩu
– Tên tắt người đánh máy, số lượng bản – Phụ chú
Câu 11: Trình bày nội dung cơ bản về kĩ thuật điều hành công sở. Chỉ ra những tồn tại hiện nay và nêu lên những giải pháp để nâng cao hiệu quả điều hành công sở?
– Cơ cấu tổ chức trong một cơ quan nhà nước là tổng thể các đơn vị, các bộ phận được xây dựng xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan. Xây dựng cơ cấu hợp lí, khoa học là phải gọn nhẹ, không cồng kềnh.
– Từng đơn vị được phân công trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng.
– Giữa các đơn vị có quy định mối quan hệ phối hợp cụ thể có tính ràng buộc rõ ràng, tránh sự trùng lắp, chồng chéo trong nội bộ cơ quan
– Nhằm thực hiện nhiệm vụ của cơ quan và thủ trưởng một cách nhịp nhàng, đồng bộ, nhanh, hiệu quả và tiết kiệm
Cần chú ý một số vấn đề sau:
1. Phải xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan
– Tránh nhiều cấp trung gian
– Có số bộ phận hợp lí, mối liên hệ giữa các bộ phận phải khoa học, rõ ràng về thứ bậc, có liên hệ hợp tác, tham mưu, phối hợp công việc.
2. Tổ chức cơ quan phải đảm bảo các nguyên tắc
– Không có chức năng, nhiệm vụ nào mà không có tổ chức, con người đảm nhận
– Không có tổ chức, cá nhân nào trong cơ quan không có chức năng nhiệm vụ
33
– Một tổ chức, một người có thể đảm nhận nhiều chức năng, nhưng một chức năng không nên giao cho nhiều tổ chức, nhiều người. Mỗi người có thể làm nhiều việc trong một chức năng.
3. Có quy chế làm việc cho từng đơn vị, bộ phận và toàn cơ quan. Có quy trình lao động của từng người trong mỗi bộ phận.
4. Viên chức và nhân viên cơ quan có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm. Phải tuân theo quy chế của đơn vị và quy trình lao động cá nhân, làm sai phải chịu kỉ luật.
5. Tổ chức quản lí lao động hợp lí: có định mức lao động, quy định thời gian xử lí cho từng công việc cụ thể, khi xét hoàn thành nhiệm vụ phải căn cứ cả ba yếu tố: số lượng, chất lượng và thời gian
6. Phân công công việc trong nội bộ cơ quan
– Phân công đơn vị theo chức năng
– Phân công cá nhân theo nhiệm vụ và khả năng, chú ý khí chất và năng lực
– Chú ý phân công và hợp tác lao động: từng cá nhân, đơn vị trong cơ quan phải có sự phối hợp nhất trí và có sự điều hòa hợp lí
7. Khi giao nhiệm vụ phải giao trách nhiệm đi đôi với quyền hạn 8. Cung cấp điều kiện, phương tiện và kinh phí thực thi nhiệm vụ
9. Đánh giá hoạt động của tổ chức, cá nhân dựa trên hiệu quả công việc 10. Đánh giá hiệu quả công việc phải gắn với tính kế thừa và phát triển theo định hướng nhiệm vụ cơ quan
Môn kiến thức chung thi công chức thuế (CC THUE)
http://123doc.org/share-mon-kien-thuc-chung-thi-cong-chuc-thue-cc-thue/NzM5NjE=
câu hỏi ôn thi luật cán bộ công chức (bảo mật- không hiển thị 54 trang)
http://123doc.org/share-cau-hoi-on-thi-luat-can-bo-cong-chuc-bao-mat-khong-hien- thi-54-trang/Nzc3MzY=
34
Câu 12: Trình bày sự khác biệt giữa cán bộ và công chức?
Cán bộ Công chức
– Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lí của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lí của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
– Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kì trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương
từ ngân sách nhà nước.
– Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kì trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị – xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Câu 13: Quyền lợi và nghĩa vụ của cán bộ, công chức