Thời gian sinh trưởng của cây trồng nói chung và cây đậu xanh nói riêng là chỉ tiêu có ý nghĩa quan trọng. Nó đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của cây trồng nhanh hay chậm, mạnh hay yếu. Đó là cơ sở để bố trí thời vụ và xác định hình thức thâm canh hợp lý như: Luân canh, xen canh, gối vụ, từ đó giúp nâng cao hệ số sử dụng đất, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Đậu xanh cũng như các loại cây trồng khác, để hoàn thành một chu kỳ sống của mình cây phải trải qua nhiều giai đoạn sinh trưởng khác nhau. Trong từng thời kỳ sinh trưởng cây chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố như: Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, dinh dưỡng . . . vì vậy mà dưới những tác động của điều kiện ngoại cảnh ở các khoảng cách khác nhau sẽ làm cho thời gian sinh trưởng ở trong các giai đoạn sẽ khác nhau.
Việc theo dõi, nghiên cứu chỉ tiêu này giúp ta nắm được thời gian của các giai đoạn sinh trưởng, phát triển khác nhau của từng mức phân khác nhau, điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo cơ sở để đưa ra các biện pháp kỹ thuật canh tác như: Bố trí thời vụ, chăm sóc cây trồng . . . góp phần hình thành một hệ thống canh tác hợp lý, nhằm đạt năng suất cây trồng cao nhất, đồng thời giảm ở mức thấp nhất nhất những tác động xấu của sâu bệnh, thiên tai . . . ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển của giống.
4.2.2. Tỷ lệ nảy mầm
Sự nảy mầm của hạt là giai đoạn bắt đầu cho chu trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Đây là quá trình hạt đậu xanh chuyển tử trạng thái tiềm sinh sang trạng thái sống. Trong quá trình này đã diễn ra các biến đổi về sinh lí, sinh hóa mạnh mẽ dưới tác động của điều kiện ngoại cảnh, để chuyển hóa các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản, chất dự trữ thành chất cấu tạo cây con, cung cấp hoạt động sống cho phôi mầm. Sự chuyển hóa các chất trong hạt nhanh hay chậm, nhiều hay ít phụ thuộc vào chất lượng của hạt giống và điều kiện ngoại cảnh, từ đó ảnh hưởng đến tỷ lệ nảy mầm.
Thời gian nảy mầm của đậu dài hay ngắn phụ thuộc mạnh mẽ bởi yếu tố di truyền của giống, chính vì vậy khi thí nghiệm ở 3 giống khác nhau cùng với sự tác động các biện pháp kỹ thuật như nhau thì ta thấy các giống đậu xanh khác nhau thì
có tỷ lệ nảy mầm là khác nhau nó còn phụ thuộc rất lớn về chất lượng tốt và đòi hỏi độ đồng đều hạt phải cao.
Theo dõi quá trình sinh trưởng, phát triển của các giống đậu xanh khác nhau ta thu được kết quả như sau:
Bảng 4.2: Thời gian sinh trưởng và phát triển qua các thời kỳ của các giống đậu xanh qua các thời kỳ.
(Đơn vị tính: Ngày) Chỉ tiêu Thời kỳ Tỷ lệ nảy mầm(%) Mọc mầm Phân
cành Ra hoa Tạo quả
Thu hoạch
NT1 93,58 7,00 36.90 41,87 46,66 57.83
NT2 94,47 7,00 37,57 42,03 48,02 58,48
NT3(đ/c) 93,05 8,00 36,00 40,73 45,64 56,78
Qua bảng 4.2 cho thấy:
- Giai đoạn mọc mầm: quá trình mọc mầm của hạt đậu xanh phụ thuộc vào chất lượng của hạt giống và điều kiện ngoại cảnh, các yếu tố này giúp cho quá trình chuyển hoá các hợp chất hữu cơ trong hạt tạo điều kiện cho hạt nảy mầm. Trong thời gian này, phân bón hầu như chưa có ảnh hưởng đến thời gian nảy mầm của hạt. - Giai đoạn phân cành: Sau khi cây đậu xanh được 6 - 8 lá thật thì nó bắt đầu phân cành. Thời gian phân cành sớm hay muộn là tùy thuộc vào giống, mật độ, thời vụ gieo, điều kiện thời tiết khí hậu và biện pháp kỹ thuật canh tác. Nghiên cứu thời gian này giúp chúng ta tác động được các biện pháp kỹ thuật đúng lúc và kịp thời như: bón phân, làm cỏ, xới xáo, vun gốc … tạo điều kiện cho đậu xanh phân cành sớm, phân cành tập trung, nâng cao hiệu quả phân cành cấp 1. Ngoài các yếu tố tác động bên ngoài thì phân bón là một trong những yếu tố cần thiết cho khả năng phân cành của cây, thân cây càng khỏe mạnh cứng cáp thì khả năng phân cành của cây diễn ra càng nhanh, vậy nên trong giai đoạn 35 NSG ta phải bón thúc lần 1 cho cây theo tỷ lệ 1/3 N +1/2 K2O.
Qua bảng số liệu, cho thấy ở các giống khác nhau thì thời gian phân cành của giống đậu xanh có sự khác nhau. Trong đó giống đ/c phân cành sớm nhất là mất 36
ngày, giống phân cành muộn nhất là giống DX-208 mất 37,57 ngày. Nhìn chung thì
năng phân cành phụ thuộc lớn vào yếu tố di truyền của giống ngoài ra những giống có khả năng sinh trưởng phát triển mạnh thông thường thì khả năng phân cành thường diễn ra chậm hơn cây bắt đầu phân cành khi cây đã tích lũy hoàn toàn đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
- Giai đoạn ra hoa: Thời gian ra hoa dài hay ngắn phụ thuộc lớn vào bản chất di truyền của giống và điều kiện ngoại cảnh, khi đậu xanh ra hoa sớm có thể tránh được những điều kiên bất lợi của thời tiết, tạo điều kiện tốt cho đậu xanh thụ phấn, thụ tinh, làm tăng số quả chắc trên cây, số hạt chắc trong quả và trọng lượng 1000 hạt của nghiệm thức thí nghiệm. Vì vậy, việc xác định thời gian ra hoa rất quan trọng khi bố trí thời vụ, và tác động các biện pháp kỹ thuật tốt sẽ giúp cây đậu xanh ra hoa trong điều kiện tốt nhất.
Từ kết quả thí nghiệm khoảng cách trước đã chứng minh ở khoảng cách 50 - 25 ra hoa sớm nhất mất 40,36 ngày, và cho biết thêm là ở khoảng cách càng rộng cây tiếp nhận được ánh sáng nhiều hơn, cây nhận được lượng tổng tích ôn đủ cho thời kỳ sinh thực sớm hơn, do đó mà ở khoảng cách rộng hơn cây sẽ ra hoa sớm hơn kết hợp với những điều trên chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm một khoảng cách đó cùng với một mức phân được áp dụng trên ba giống đậu xanh khác nhau kết quả cho thấy, giống địa phương có khả năng hình thành hoa là sớm nhất là 40,73 ngày và giống phát hoa muộn nhất là giống DX-208 là 42,03. Điều đó chứng tỏ khả năng phát hoa sớm hay muộn còn phụ thuộc vào thời gian sinh trưởng của giống, những giống có thời gian sinh trưởng và tuổi thọ thấp thì khả năng phát hoa và hình thành quả của chúng diễn ra nhanh hơn.
- Giai đoạn tạo quả: Đây là thời kỳ quan trọng vì thời kỳ này quyết định đến khối lượng hạt, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và phẩm chất đậu xanh sau này. Thời kỳ này cũng bị phụ thuộc bởi yếu tố di truyền của giống tuy nhiên các yếu tố về điều kiện ngoại cảnh cũng ảnh hưởng lớn đến giai đoạn tạo quả của cây, do đó qua bảng theo dõi ta thấy giống địa phương thì cây tạo quả sớm nhất mất 45,64 ngày trong khi đó giống DX-208 lại cho quả muộn nhất là 48,02 ngày.
- Giai đoạn thu hoạch: Đây là thời gian kết thúc chu kỳ sản xuất của đậu xanh, thời kỳ này dài hay ngắn phụ thuộc vào các yếu tố như bản chất di truyền của giống, điều kiện kiện ngoại cảnh và kỹ thuật canh tác, đồng thời thời gian phát hoa và hình
thành quả xuất hiện càng muộn và kéo dài trong thời gian khá lâu thì sẽ kéo theo thời gian thu hoạch cũng diễn ra trong thời gian lâu, từ kết quả trên ta có thể rút ra một số kết luận sau ở giai đoạn thu hoạch sự chênh lệch giữa các giống là không cao do thời kỳ này phụ thuộc mạnh mẽ bởi yếu tố di truyền của giống và các yếu tố ngoại cảnh như: mưa, sâu bệnh... làm cản trở khả năng tận thu vào thời điểm cuối vụ.
4.2.3. Chiều cao cây qua các thời kỳ
Chiều cao cây là một đặc trưng hình thái có tính di truyền và có liên quan đến khả năng chống đổ, chịu phân của giống, nó được các nhà nghiên cứu giống quan tâm trong lai tạo, chọn lọc và nhập nội.
Đánh giá mức độ tăng trưởng chiều cao thân chính có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi vì thân làm nhiệm vụ vận chuyển nước và muối khoáng mà rễ hút được từ đất đến các bộ phận quang hợp và sau đó tiếp tục vận chuyển nước và muối khoáng mà rễ hút được từ đất đến các bộ phận quang hợp và sau đó tiếp tục vận chuyển các chất hữu cơ mà các bộ phận quang hợp đã tổng hợp được để đi nuôi các cơ quan, bộ phận khác nhau của cây. Ngoài ra, thân còn làm nhiệm vụ nâng đỡ các bộ phận trên cây như: Cành, lá và là nơi phát sinh hoa trên cây. Do đó, chiều cao thân chính ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cho năng suất của đậu xanh.
Chiều cao thân chính sinh trưởng một cách khỏe mạnh, cân đối sẽ là cơ sở cho các bộ phận phát triển một cách hợp lý, là tiền đề để nâng cao năng suất. Sự tăng trưởng của cây qua các thời kỳ nhanh hay chậm phụ thuộc vào giống, khoảng cách, điều kiện thâm canh và khí hậu địa phương. Sự tăng trưởng chiều cao của cây mạnh hay yếu thể hiện sức sống và khả năng chống chịu của cây đậu xanh trong điều kiện trồng trọt cụ thể.
Chính vì vậy, việc theo dõi và nghiên cứu chỉ tiêu này giúp chúng ta nắm được khả năng sinh trưởng của cây đậu xanh và ở mức phân này thì phù hợp với loại giống nào trên cơ sở đó đề ra các biện pháp kĩ thuật hợp lý cho sản xuất như: Bố trí mật độ khoảng cách, chống đổ cho cây, công thức phân bón phù hợp nhất.
Quá trình theo dõi tốc độ tăng trưởng chiều cao của cây ở các giống khác nhau qua các thời kì sinh trưởng và phát triển, thu được kết quả ở bảng sau:
Bảng 4.3: Sự tăng trưởng chiều cao của các giống đậu xanh qua các thời kỳ. (Đơn vị: Cm)
Qua bảng 4.3, cho thấy:
- Giai đoạn 15 ngày sau gieo: Giai đoạn này số lượng rễ chưa nhiều nên khả năng hút dinh dưỡng còn yếu dẫn đến tốc độ tăng trưởng giữa các nghiệm thức có sự chênh lệch tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
- Giai đoạn 25 ngày sau gieo: Ở giai đoạn này cây cũng đã có sự tăng trưởng
mạnh về chiều cao giữa các nghiệm thức đã có sự khác biệt có ý nghĩa, NT2 có chiều cao cao nhất (34,33cm), NT3 có chiều cao thấp nhất (24,33cm), ở giai đoạn này các giống khác nhau có sự khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống kê.
- Giai đoạn sinh thực: Đây là giai đoạn chiều cao cây tăng nhanh rõ rệt, vì tại thời điểm này cây được bón thúc phân đạm lần thứ hai kết hợp với việc tưới nước thường xuyên cây được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, đồng thời đây còn là giai đoạn cây sinh trưởng phát triển để chuẩn bị cho thời kỳ chuyển từ giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực do đó cây vẫn tập trung dinh dưỡng để phát triển chiều cao, tuy nhiên ở giai đoạn này kéo dài trong khoảng thời gian là 20 ngày. trong 3 nghiệm thức bố trí thí nghiệm thì ở giai đoạn này tốc độ tăng trưởng chiều cao trong ngày của giống DX-208 đạt khoảng 0,92cm/ngày trong khi đó tốc độ tăng trưởng của 2 giống VIEW01 và địa Phương chỉ đạt trung bình khoảng từ 0,6 – 0,67cm/ngày.
- Giai đoạn 55 ngày sau gieo: Giai đoạn này cây đậu xanh tăng trưởng chậm
lại vì vậy chiều cao cây theo đó cũng tăng trưởng chậm và đạt chiều cao tối đa chiều Giai đoạn NT 15 NSG 25 NSG 35 NSG 45 NSG 55 NSG NT1 8,6 29,33AB 42,33AB 50,0A 54,33A NT2 11 34,33A 45,67A 52,67A 59,16A NT3(đ/c) 8,0 24,33B 38,33B 43,33B 43,83 B CV% LSD0,01 14,4 _ 10,95 7,28 6,55 _ 3,35 6,13 6,70 _ LSD0,05 _ _ 6,25 _ 7,91
cao của giai đoạn này đã quyết định được khoảng cách nào có chiều cao lớn nhất, so với giai đoạn 45NSG thì ta thấy tốc độ tăng trưởng của các nghiệm thức thì thấp hơn chỉ đạt khoảng từ 0,05 – 0,64cm/ngày.
Qua kết quả phân tích ta thấy: Chiều cao thân chính của đậu xanh ở các giống khác nhau đều tăng lên theo các giai đoạn, ở giai đoạn đầu do bộ rễ chưa ổn định nên chiều cao tăng trưởng ở mức trung bình, giai đoạn từ 25 đến 45 ngày chiều cao tăng nhanh nhất ở cả ba nghiệm thức, ở giai đoạn cuối đây là giai đoạn quả chín, giai đoạn cây phát dục lúc này cây đã dừng tăng trưởng về chiều cao, chiều cao cây đã đạt ở mức tối đa.
4.2.4. Số lá trên thân chính
Đối với mọi cây trồng, lá là bộ phận đóng vai trò vô cùng quan trọng, lá tham gia vào quá trình quang hợp, tổng hợp năng lượng từ ánh sang mặt trời, CO2, H2O từ không khí để đi nuôi các cơ quan, bộ phận khác nhau của cây trồng trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển. Ước tính khoảng 95% chất khô của cây là sản phẩm từ quá trình quang hợp. Bên cạnh đó lá còn có nhiệm vụ thoát hơi nước để điều hòa thân nhiệt, nhiệt độ không khí ở xung quanh cây khi nhiệt độ không khí quá cao và xúc tiến các quá trình sinh lí, sinh hóa diễn ra bên trong cây trồng.
Số lá trên cây nhiều hay ít là do đặc điểm di truyền của giống qui định, ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của các điều kiện đất đai, khí hậu và thời tiết, biện pháp kĩ thuật canh tác (mùa vụ, mật độ, phân bón…).
Cây có số lá trên cây nhiều thì sức sinh trưởng của cây lớn và khả năng tích lũy chất dinh dưỡng lớn. Chính vì vậy, mà số lá trên thân chính sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng quang hợp cũng như cho năng suất và chất lượng của cây đậu xanh sau này. Điều đó cho thấy sự cần thiết của việc theo dõi nghiên cứu bộ lá, sự sinh trưởng phát triển của bộ lá trong việc nghiên cứu yếu tố sinh lý, sinh hóa hạn chế năng suất do yếu tố lá của đậu xanh.
Qua theo dõi số lá trên thân chính của các giống đậu ở cùng mức phân, ta thu được kết quả ở bảng sau:
Qua bảng 4.4 , cho thấy:
- Giai đoạn 15 ngày sau gieo: Ở giai đoạn này số lá trên cây là những lá thật bước đầu được hình thành thành, đây là giai đoạn đầu phát triển chiều cao cây nên sự chênh lệch về tốc độ phát triển lá giữa các nghiệm thức chưa có sự khác biệt rõ ràng.
- Giai đoạn 25 ngày sau gieo: Giai đoạn này bộ rễ của cây đã phát triển mạnh cho nên khả năng hút nước và muối khoáng tăng lên, đồng thời diện tích lá có khả năng quang hợp tăng lên nên chất hữu cơ được tổng hợp nhiều hơn, qua bảng số liệu cho ta thấy số lá ở các giống đã có sự khác biệt, số lá ở NT2 cao nhất cao hơn nghiệm thức đối chứng 4,87 lá. nghiệm thức đối chứng có số lá thấp nhất là 3,27 lá.
- Giai đoạn 35 ngày sau gieo: Giai đoạn này bộ rễ của cây đã ổn định, đây
cũng là thời kỳ chiều cao cây phát triển mạnh nhất làm, quá trình vươn lóng phân chia đốt mạnh làm cho chiều cao thân chính tăng nhanh tạo điều kiện cho các lá mới được hình thành, giai đoạn này số lá dao động từ 4,0 đến 5,2 lá, NT2 có số lá cao nhất 5,2 lá, giống địa phương có số lá thấp hơn giống DX-208 là 0,2 lá, trong giai đoạn này các nghiệm thức khác nhau đều có sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê mức 0,01.
- Giai đoạn 45 ngày sau gieo: Trong giai đoạn này cây sinh trưởng phát triển