7. Bố cục của luận văn
1.3.1. Khái niệm, đặc điểm của pháp luật về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm
SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI Ở VIỆT NAM
1.3.1. Khái niệm, đặc điểm của pháp luật về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới dân sự của chủ xe cơ giới
KDBH là một lĩnh vực kinh doanh đặc thù, được pháp luật điều chỉnh không chỉ bằng luật kinh doanh thông thường mà Nhà nước còn ban hành luật chuyên ngành (Luật KDBH) để điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực KDBH.
Bảo hiểm TNDS trong đó có bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới là một trong ba loại hình KDBH ở nước ta hiện nay nên pháp luật về bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới là một bộ phận trong pháp luật về KDBH. Vì thế, pháp luật về bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới có thể được hiểu là tổng hợp các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ KDBH có đối tượng bảo hiểm là TNDS của chủ xe cơ giới.
Từ khái niệm trên, có thể phân chia pháp luật về bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới thành 3 nhóm quy phạm pháp luật sau:
- Nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ kinh doanh nói chung trong đó được áp dụng trong quan hệ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới (BLDS, Luật Kế toán, Luật thuế…);
- Nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh trực tiếp quan hệ KDBH được áp dụng chung cho các loại hình bảo hiểm TNDS. Các quy phạm pháp luật này có trong Luật KDBH, BLDS.
- Nhóm quy phạm pháp luật riêng đặc thù điều chỉnh trực tiếp quan hệ bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới. Các quy phạm pháp luật này được quy định tại mục 4 Chương II: “Hợp đồng bảo hiểm TNDS” của Luật KDBH và trong một số văn bản pháp luật do Chính phủ, Bộ Tài chính ban hành quy định cụ thể về nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới. Cụ thể là:
+ Nghị định 103/2008/NĐ-CP ngày 16/9/2008 của Chính phủ về bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới;
+ Thông tư 126/2008/TT-BTC ngày 22/12/2008 của Bộ Tài chính quy định quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới.
Từ khái niệm trên và từ các quy định hiện hành về bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới, có thể thấy, pháp luật về bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới có một số đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, pháp luật về bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới là một bộ phận hợp thành trong pháp luật về KDBH nhưng có tính độc lập tương đối. Vì thế pháp luật bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới vừa có điểm chung vừa có điểm riêng biệt. Do đó, khi xây dựng và hoàn thiện bộ phận pháp luật này cần phải chú ý đến đặc điểm đó để tránh tình trạng quy định trùng lặp hoặc quy định thiếu tính cụ thể và không sát với đặc thù của loại hình bảo hiểm này.
Thứ hai, pháp luật về bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới luôn hướng tới bảo vệ quyền lợi của người được bảo hiểm và người thứ ba (người bị thiệt hại) ngay cả khi không có lỗi.
Khác với các loại hình bảo hiểm khác như bảo hiểm con người, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới còn hướng tới mục tiêu bảo vệ quyền lợi chính đáng của người thứ ba (người bị thiệt hại do người được bảo hiểm gây ra). Trong nhiều trường hợp tổ chức hoặc cá nhân điều khiển xe cơ giới gây thiệt hại về tính mạng, tài sản cho người khác, không phải do lỗi cố ý nhưng vẫn phát sinh nghĩa vụ bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, do việc bồi thường thiệt hại này
thường vượt quá khả năng tài chính của người gây tai nạn và người bị thiệt hại cũng không có đủ tiềm lực tài chính để khắc phục khó khăn trước mắt, do vậy để bảo vệ lợi ích cho người bị thiệt hại và chia sẻ gánh nặng cho người gây tai nạn, pháp luật quy định bảo hiểm xe cơ giới đối với người thứ ba là loại hình bảo hiểm trách nhiệm bắt buộc.
Thứ ba, nguồn pháp luật về bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới khá đa dạng: không chỉ bao gồm các quy phạm pháp luật được quy định trọng Luật KDBH, BLDS mà còn cả các quy phạm pháp luật trong văn bản pháp luật riêng do Chính phủ và Bộ Tài chính ban hành.
1.3.2. Cấu trúc pháp luật bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
Căn cứ vào phạm vi áp dụng quy phạm pháp luật thì bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới được chia thành ba bộ phận pháp luật sau:
- Các quy định chung được áp dụng đối với tất cả các loại hình bảo hiểm trong đó có bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới;
- Các quy định riêng áp dụng đối với loại hình bảo hiểm TNDS, trong đó áp dụng đối với bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới;
- Các quy định đặc thù của bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới.
Các quy định chung được áp dụng đối với tất cả các loại hình bảo hiểm trong đó có bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới được quy định trong Luật KDBH năm 2000, Nghị định 45/2007/NĐ-CP ngày 27/03/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật KDBH, Nghị định 46/2007/NĐ-CP ngày 27/03/2007 của Chính phủ quy định chế độ tài chính trong lĩnh vực KDBH, Thông tư 155/2007/TT-BTC ngày 20/12/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định 45/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007, Thông tư 156/2007/TT-BTC ngày 20/12/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định 46/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007, ngoài ra còn được quy định trong BLDS năm 2005 tại các Điều từ 567 đến Điều 577. Đây là những quy định chung nhất, là cơ sở pháp lý cho hoạt động
KDBH nói chung. Các tổ chức cá nhân tham gia giao kết hợp đồng bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới trước tiên phải tuân theo các quy định điều chỉnh chung này, bao gồm các quy định về DNBH, hợp đồng bảo hiểm, về hạch toán doanh thu, đại lý, hoa hồng bảo hiểm…
Các quy định riêng áp dụng trong chế độ bảo hiểm TNDS trong đó áp dụng đối với bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới là các quy định áp dụng chung cho tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm TNDS trong đó có bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới. Các quy định này được quy định tại mục 4 (từ Điều 52 đến Điều 57) Luật KDBH năm 2000 và Điều 580 BLDS năm 2005.
Các quy định đặc thù của bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới: được quy định trong văn bản do Chính phủ ban hành và văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính: Nghị định 103/2008/NĐ-CP ngày 16/9/2008 của Chính phủ về bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới; Thông tư 126/2008/TT-BTC ngày 22/12/2008 của Bộ Tài chính quy định quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới; Thông tư 35/2009/TTLT-BTC-BCA ngày 25/02/2009 của liên bộ Tài chính, Bộ Công an hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 103//2008/NĐ-CP ngày 16/9/2008 của Chính phủ về bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới.
1.4. PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM BẮT BUỘC TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI CỦA MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI
1.4.1. Vài nét về pháp luật điều chỉnh hoạt động bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới ở một số nƣớc trên thế giới
Trên cơ sở tìm hiểu pháp luật của một số nước trên thế giới có đặc điểm pháp lý tương tự như Việt Nam (gồm Trung quốc và Nhật Bản), chúng tôi rút ra một số điểm nổi bật về pháp luật điều chỉnh hoạt động bảo hiểm bắt buộc TNDS của một số nước này như sau:
• Về hình thức văn bản pháp lý
hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới. Cơ sở ban hành chế độ là Luật an toàn Giao thông đường bộ và Luật KDBH. Trong đó, Luật Giao thông đường bộ quy định rõ điều kiện để xe cơ giới lưu hành là phải có bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới. Chế độ bảo hiểm này do Chính phủ ban hành, áp dụng thống nhất trong cả nước Trung Quốc từ ngày 1/7/2006. Riêng ở Thượng Hải, chế độ bảo hiểm này được thực hiện từ năm 2003 (trước 3 năm). Đây là chế độ bảo hiểm phi lợi nhuận với mục tiêu chủ yếu là phục vụ an sinh xã hội, đảm bảo quyền lợi của người bị tai nạn giao thông đường bộ.
Đối với Nhật Bản, nước này ban hành riêng Luật bảo đảm trách nhiệm xe cơ giới (Automobile Liability Security Law) có hiệu lực từ 1/12/1955 đảm bảo an toàn tài chính cho các nạn nhân tai nạn. Ngoài ra, có một số văn bản pháp luật liên quan khác: Luật Kế toán đặc biệt đối với tái bảo hiểm trách nhiệm bắt buộc xe cơ giới; Luật Dân sự quy định thủ tục đòi bồi thường.
• Về đối tƣợng áp dụng
Trung Quốc: Đối tượng áp dụng của bảo hiểm này bao gồm chủ xe, người sử dụng xe, người vận hành xe và tất cả các DNBH được phép kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm này.
Nhật Bản: Người được bảo hiểm là “chủ xe” hoặc “lái xe”. Chủ xe có nghĩa là chủ sở hữu của xe hoặc bất kỳ người nào được phép sử dụng xe và vận hành vì lợi ích của chính mình. Do đó, người vận hành xe mà không được sự đồng ý của người có quyền sử dụng (ví dụ như ăn trộm xe) không được coi là “chủ xe”. Người chịu trách nhiệm đối với thiệt hại phải là người chủ sở hữu xe.
Các xe do lực lượng tự phòng vệ của Nhật Bản hoặc quân đội của Mỹ hoặc Liên hợp quốc sử dụng, hoặc các xe chỉ sử dụng ngoài phạm vi các con đường giao thông công cộng (các loại xe chuyên dụng như: như xe máy nông nghiệp, xe chạy trong các bến cảng, sân bay…) thuộc đối tượng không phải áp dụng bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới nhưng khuyến khích mua.
• Về phạm vi bảo hiểm
Ở Trung Quốc: Phạm vi bảo hiểm TNDS bao gồm:
+ Thiệt hại về tính mạng, thương tích thân thể của người thứ ba. + Thiệt hại về tài sản của người thứ ba.
Ở Nhật Bản: Phạm vi bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới bao gồm trách nhiệm đối với những tổn thất về mặt thân thể đối với nạn nhân (phân loại theo mức độ thương tật vĩnh viễn và các trường hợp bị thương khác), không bao gồm trách nhiệm đối với thiệt hại về tài sản. Mức trách nhiệm do xe mô tô hay ô tô gây ra cho nạn nhân là như nhau, không có sự phân biệt.
• Về hợp đồng bảo hiểm đối với xe ô tô
Trung Quốc: Chủ xe ô tô được cấp tem đã tham gia bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới (tem bảo hiểm) cùng với giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới. Tem bảo hiểm được dán vào kính chắn gió của xe ô tô (tương tự như dán tem đăng kiểm ở Việt Nam hiện nay). Việc dán tem đã tạo thuận tiện cho CSGT trong việc kiểm tra xe lưu hành không có bảo hiểm. Hiện nay, 100% xe ô tô lưu hành tại Thượng Hải đều tham gia bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới.
Nhật Bản: Chủ xe ô tô, mô tô tham gia bảo hiểm được cấp tem đã tham gia bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới (tem bảo hiểm) cùng với giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới (Giấy chứng nhận bảo hiểm). Giấy chứng nhận bảo hiểm và Tem bảo hiểm được thiết kế theo mẫu chung áp dụng thống nhất cho tất cả các DNBH, DNBH chỉ việc ghi tên, đóng dấu công ty mình vào các mẫu trên khi bán bảo hiểm. Tem bảo hiểm được dán vào kính chắn gió của xe ô tô (tương tự như dán tem đăng kiểm ở Việt Nam hiện nay). Đối với xe mô tô, tem bảo hiểm (được thiết kế bằng một loại kim loại đặc biệt) được dán ở biển số xe. Giấy chứng nhận bảo hiểm có hiệu lực phải được xuất trình cả lúc đăng ký xe ban đầu và từng lần kiểm tra định kỳ do cơ quan hành chính quy định. Thời hạn của giấy chứng
nhận bảo hiểm trùng với thời hạn đăng kiểm. Thông thường, thời hạn bảo hiểm dao động từ 1 năm đến 5 năm, chủ xe có thể lựa chọn thời hạn bảo hiểm thích hợp trong thời hạn trên.
• Về xử phạt đối với hành vi vi phạm
Trung Quốc: Trong Nghị định của Chính phủ Trung Quốc về chế độ bảo hiểm này quy định cụ thể hành vi vi phạm và các mức xử phạt rất nặng đối với các trường hợp DNBH, chủ xe cơ giới vi phạm chế độ bảo hiểm này như: không bán bảo hiểm bắt buộc, ép khách hàng mua bảo hiểm tự nguyện (thương mại), chủ xe không mua bảo hiểm, không dán tem bảo hiểm, làm giả tem bảo hiểm,…
Nhật Bản: Thực hiện kiểm tra giám sát và xử lý vi phạm đối với hành vi vi phạm chế độ bảo hiểm này thông qua các hành động như:
+ Thanh tra, kiểm tra giám sát định kỳ. Trường hợp DNBH vi phạm sẽ bị xử phạt tiền và thông báo trên trang Web và thông báo cho các cơ quan truyền thông.
+ Phối hợp với các cơ quan cảnh sát giao thông dừng xe trên đường để kiểm tra hay đến các bãi trông giữ xe để kiểm tra bảo hiểm bắt buộc xe cơ giới thông qua Tem bảo hiểm dán trên xe.
+ Lái xe không được phép sử dụng xe khi không có bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm xe cơ giới. Nếu vi phạm có thể bị phạt tù đến 1 năm (có thể bị phạt hình sự và ngồi tù), hoặc phạt tới 500.000 yên.
• Về quỹ bồi thƣờng nhân đạo
Trung Quốc: Nhằm thực hiện được mục đích an sinh xã hội đối với chế độ bảo hiểm này, Chính phủ giao Bộ Tài chính thành lập Quỹ bồi thường nhân đạo cho các nạn nhân bị tai nạn giao thông trong trường hợp lái xe gây tai nạn bỏ trốn... Tuy nhiên hiện nay Quỹ này vẫn chưa chính thức họat động do chưa thống nhất được về nguồn thành lập Quỹ.
Nhật Bản: Nạn nhân tử vong hoặc bị thương do phương tiện không được bảo hiểm, không được xác nhận hoặc xe ăn cắp có thể nhận bồi thường từ cơ quan bồi
thường trách nhiệm xe cơ giới của Chính phủ. Các mức bồi thường của cơ quan này về cơ bản cũng xác định như đối với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm xe cơ giới. Ngoài ra, nếu nạn nhân hưởng lợi từ các quỹ an sinh xã hội hoặc các cơ chế bồi thường khác, như bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm bồi thường dành cho người lao động theo Luật và các Sắc lệnh thi hành thì số tiền hưởng lợi từ những loại hình này sẽ được trừ khỏi khoản bồi thường theo bảo hiểm trách nhiệm xe cơ giới do Cơ quan bồi thường trách nhiệm xe cơ giới của Chính phủ thanh toán. Nguồn tài chính của Cơ quan này được trích từ phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm xe cơ giới và các nguồn khác theo tỷ lệ do Chính phủ quy định.
1.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam từ thực tế điều chỉnh pháp luật của Trung Quốc và Nhật Bản
Chế độ bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới là chế độ bảo hiểm phục vụ mục tiêu an sinh xã hội nên hầu hết các nước trên thế giới thực hiện và có nhiều điểm tương đồng. Nghiên cứu kinh nghiệm của Trung Quốc và Nhật Bản chúng tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm có thể xem xét vận dụng ở Việt Nam như sau: