Thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nớc là trách nhiệm bắt buộc là yêu cầu pháp lý đối với tất cả các doanh nghiệp trong quan hệ pháp luật. Vì vậy kiểm toán nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với ngân sách Nhà nớc cũng là một nội dung quan trọng trong việc kiểm toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Theo quy định hiện hành, hằng năm các doanh nghiệp quốc doanh phải thực hiện đầy đủ với Nhà nớc về thuế các loại (thuế giá trị gia tăng, thuế sử dụng đất, thuế sử dụng vốn, thuế tiêu thụ đắc biệt, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp..) về bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, các khoản lệ phí và các khoản phải nộp khác.
1/ Yêu cầu của việc kiểm toán tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nớc
Thu thập bằng chứng chứng minh việc tính toán và xác định các khoản nghĩa vụ (thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, các khoản lệ phí..) mà doanh nghiệp phải nộp cho Nhà nớc trong kì kế toán đã đầy đủ, chính xác và đúng với quy định hiện hành.
Thu thập bằng chứng chứng minh tình hình thu nộp đối với Nhà nớc của doanh nghiệp có kịp thời đầy đủ, chính xác và đúng quy định của pháp luật và yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền không. Có tồn đọng và gây thất thu cho Nhà nớc hoặc gây thiệt hại cho doanh nghiệp không.
Góp phần thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ đối với Nhà nớc theo quy định của pháp luật.
2/ Nội dung kiểm toán tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nớc
2.1/ Xem xét, kiểm tra số d đầu kỳ của tất cả các khoản nộp Nhà nớc về:
Các khoản thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn.. các khoản lệ phí và các khoản phải nộp khác, trong đó cần tập trung vào các công việc cụ thể sau:
- Đối chiếu số d cuối kỳ phản ánh trên sổ kế toán kỳ trớc với số d cuối kỳ phản ánh trên sổ sách, Báo cáo tài chính (Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) kỳ trớc.
- Đối chiếu số d cuối kỳ phản ánh trên sổ sách kế toán, Báo cáo tài chính (Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) kỳ trớc với số d đầu kỳ phản ánh trên sổ sách, Báo cáo tài chính (Báo cáo kết quả kinh doanh) kỳ này.
Trờng hợp đã có số liệu kiểm tra quyết toán tài chính kỳ trớc của cơ quan Nhà nớc có thẩm quyền thì phải điều chỉnh số liệu (số d cuối kỳ trớc, số d đầu kỳ này) theo số liệu trên biên bản kiểm tra quyết toán tài chính.
2.2/ Xem xét kiểm tra các khoản phải nộp Nhà nớc phát sinh trong kỳ bao gồm: bao gồm:
Các khoản thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, các khoản phải nộp khác để bảo đảm yêu cầu công tác xem xét, kiểm tra, kiểm toán có thể thực hiện một số công việc cần thiết dới đây:
- Lập bảng tổng hợp số phát sinh các khoản phải nộp Nhà nớc trong năm (các khoản thuế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn, bảo hiểm y tế và các khoản phải nộp khác), đối chiếu với các năm trớc nếu thấy có biến động đột xuất cần phải đi sâu làm rõ nguyên nhân.
- Thực hiện việc tính toán các khoản phải nộp trong kỳ phát sinh sau đó đối chiếu với đơn vị tính toán. Nếu phát hiện ra sai lệch thì đi sâu làm rõ nguyên nhân và thống nhất số liệu với doanh nghiệp.
- Riêng đối với thuế thu nhập doanh nghiệp, cần phải lập một bảng kê chi tiết các khoản phí có thể coi là không đợc hợp pháp (khấu hao vợt mức quy định, tiếp khách, quảng cáo vợt mức quy định, các chi phí không đảm bảo về mặt thủ tục và các chứng từ mà Nhà nớc quy định...). Từ kết quả nắm đợc nh trên, Kiểm toán viên cần trao đổi với doanh nghiệp để dự báo cho họ biết về khả năng số phát sinh thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp sẽ đợc cơ quan có thẩm quyền xác định lại theo đúng quy định của Nhà nớc.
- Đối với các khoản nộp đang có ý kiến tranh chấp giữa doanh nghiệp với cơ quan quản lý Nhà nớc phải nghiên cứu kĩ, nắm vững các quy định của Nhà n- ớc, ý kiến của doanh nghiệp, của cơ quan Nhà nớc làm rõ đúng sai và có ý kiến t vấn cho doanh nghiệp và cơ quan Nhà nớc trực tiếp quản lý về biện pháp giải quyết.
2.3/ Xem xét, kiểm tra số thuế đã nộp Nhà nớc trong kỳ báo cáo
Số đã nộp về các khoản thuế, đã nộp về các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, đã nộp về các khoản phải nộp khác. Để đảm bảo yêu cầu này Kiểm toán viên cần thực hiện một số công việc sau:
- Lập bảng kê chi tiết các khoản đã nộp về thuế, nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, các khoản phải nộp khác trong kỳ báo cáo
- Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết sổ sách, chứng từ nộp tiền (uỷ nhiệm chi, séc, phiếu tiền mặt..)
- Đối chiếu việc ghi chép sổ sách kế toán với chứng từ kế toán nhằm xác định xem việc ghi chép có đầy đủ, chính xác và có chứng từ chứng minh không.
- Đối chiếu số liệu giữa sổ sách kế toán, số liệu đã đợc kiểm tra với số liệu trên Báo cáo tài chính (phần đã nộp trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh)
2.4/ Xem xét, kiểm tra số còn phải nộp tại thời điểm cuối kỳ
Nếu kiểm toán xác định số phải nộp phát sinh trong kỳ, số đã nộp thực hiện trong kỳ đã đảm bảo đợc yêu cầu đúng đắn, chính xác thì công việc còn lại cần làm là chỉ kiểm tra việc tính toán cân đối giữa số d đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ để xác định đúng số còn phải nộp tại thời điểm cuối kỳ về các khoản thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, các khoản phải nộp khác.