Chuẩn mực kế toán quốc tế

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VỚI VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH (Trang 27 - 28)

Nhìn chung các chuẩn mực kế toán Việt Nam về TSCĐ mới ban hành đã có nhiều thay đổi theo hớng hoàn thiện các quy định về công tác hạch toán TSCĐ cho phù hợp với thông lệ chung của quốc tế và phù hợp với đặc điểm riêng của nớc ta. Điều đó thể hiện rõ nhất qua các tiêu chuẩn và cách xác định nguyên giá TSCĐ mà đặc biệt là TSCĐ vô hình.

− Trong số 4 tiêu chuẩn để ghi nhận một tài sản là TSCĐ hữu hình (hoặc vô hình), ta thấy hai tiêu chuẩn đầu đợc kế thừa từ quan điểm của Chuẩn mực kế toán quốc tế về “Nhà xởng, máy móc, thiết bị” (ISA 16) và chuẩn mực về “TSCĐ vô hình” (ISA 38). Còn hai tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị của tài sản đợc quy định chi tiết riêng cho phù hợp với kế toán Việt Nam.

− Quy định toàn bộ chi phí phát sinh trong giai đoạn nghiên cứu; các nhãn hiệu hàng hóa, quyền phát hành, danh sách khách hàng và các khoản mục tơng tự đợc hình thành trong nội bộ doanh nghiệp không đợc ghi nhận là TSCĐ vô hình giống với quan điểm của ISA 38. Riêng điều kiện để ghi nhận chi phí trong giai đoạn triển khai là TSCĐ vô hình, chuẩn mực kế toán Việt Nam quy định có 7 tiêu chuẩn, trong đó 6 tiêu chuẩn đầu đợc kế thừa từ quan điểm của ISA 38. Còn tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị đợc quy định chi tiết riêng cho phù hợp với kế toán nớc ta.

− Trong trờng hợp sáp nhập doanh nghiệp, cả chuẩn mực số 04 của Việt Nam và ISA 38 đều có chung quan điểm: chi phí cho một TSCĐ vô hình không đáp ứng cả tiêu chí xác định lẫn tiêu chí ghi nhận cho một TSCĐ vô hình sẽ đợc tính vào lợi thế thơng mại.

− ISA 16 quy định: các phơng pháp có thể sử dụng trong việc tính toán khấu hao TSCĐ là phơng pháp đờng thẳng, số d giảm dần, tổng đơn vị sản phẩm. Ba phơng pháp đã đợc kế thừa trong chuẩn mực kế toán Việt Nam.

Ngoài ra, còn có rất nhiều những quy định trong hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam mới ban hành đợc kế thừa từ quan điểm của hệ thống Chuẩn mực kế toán quốc tế. Song một điều đáng quan tâm ở đây là chúng ta đã biết vận dụng một cách linh hoạt những quan điểm ấy cho phù hợp với đặc điểm riêng của Việt Nam.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VỚI VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH (Trang 27 - 28)