Các nhân tố ảnh hưởng đến thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ THANH TOÁN THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ (Trang 26 - 28)

trong thực tế giao dịch ngoại thương, các bên tham gia lại có nhiều cách hiểu và vận dụng không thống nhất, từ đó nảy sinh nhiều thắc mắc, tranh chấp. Để làm cho phương thức L/C thực sự trở nên hiệu quả, ISBP đã ra đời và phiên bản đầu tiên là ISBP 645 chính thức được thông qua ngày 31/10/2002. Với bản UCP 600 mới được bổ sung, chỉnh sửa so với bản cũ thì ISBP 681 cũng được phê chuẩn cho tương thích.

ISBP là tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế để kiểm tra chứng từ theo thư tín dụng. Đây được coi là sự bổ sung mang tính thực tiễn cho UCP bởi nó đã giải thích chi tiết và rõ ràng hơn cách áp dụng những quy tắc của UCP trong giao dịch bằng phương thức tín dụng chứng từ.

Cũng giống như eUCP, ISBP không sửa đổi UCP mà nó hoàn toàn phù hợp với nội dung của UCP. Nhờ có ISBP mà công việc hàng ngày liên quan đến nghiệp vụ thanh toán L/C trên toàn thế giới trở nên thống nhất với nhau và giúp cho giao dịch L/C được thực hiện trôi chảy hơn rất nhiều.

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ dụng chứng từ

Phương thức tín dụng chứng từ bao gồm nhiều nội dung, yếu tố đồng thời liên quan đến nhiều mặt kinh tế - xã hội. Do đó để có thể phát triển hoạt động thanh toán theo phương thức này thì các ngân hàng thương mại cần chú trọng, nghiên cứu kỹ lưỡng các nhân tố khách quan và nhân tố thuộc về bản thân ngân hàng.

1.4.1 Nhân tố khách quan

Thứ nhất, các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Những chính sách có tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu của một quốc gia thì sẽ có ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động thanh toán quốc tế, ví dụ như: chính sách kinh tế đối

ngoại, chính sách quản lý ngoại hối, chính sách quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu…

Thứ hai, sự phát triển của hoạt động ngoại thương. Sự phát triển của kinh tế đối ngoại mà đặc biệt là hoạt động ngoại thương sẽ phát sinh nhu cầu thực hiện nghĩa vụ tiền tệ giữa các quốc gia với nhau. Đây chính là một trong những điều kiện để các ngân hàng thương mại phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế.

Thứ ba, tỷ giá hối đoái. Một ngân hàng muốn đáp ứng nhu cầu về ngoại tệ của khách hàng dùng trong thanh toán quốc tế thì cần phải tạo ra nguồn ngoại tệ dồi dào và tương đối ổn định. Trong đó, nguồn cung ngoại tệ từ hoạt động mua bán trên thị trường ngoại hối chịu ảnh hưởng từ biến động tỷ giá hối đoái trong từng thời kỳ. Vì vậy, tỷ giá hối đoái cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán quốc tế tại các ngân hàng thương mại.

Thứ tư, áp lực cạnh tranh của các ngân hàng trên cùng địa bàn. Thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ là một sản phầm dịch vụ được gần như tất cả các ngân hàng thương mại thực hiện cung ứng. Do đó, để phát triển loại hình dịch vụ mang lại nhiều lợi nhuận này thì các ngân hàng không thể bỏ qua xem xét sự cạnh tranh của các ngân hàng khác trên cùng địa bàn.

1.4.2 Nhân tố thuộc về bản thân ngân hàng

Thứ nhất, khả năng nguồn lực của ngân hàng. Các nhân tố thuộc về nguồn lực ngân hàng cần được chú trọng để phát triển hoạt động thanh toán quốc tế đó là: vốn, nhân lực, công nghệ ngân hàng. Cả ba nguồn lực trên đều quan trọng đối với tất cả hoạt động của ngân hàng, nhưng riêng với thanh toán quốc tế thì năng lực về vốn chính là khả năng cung ứng ngoại tệ. Năng lực về nhân lực chính là trình độ nghiệp vụ của nhân viên bởi với dịch vụ này thanh toán viên không những cần có sự chính xác, tỷ mỷ trong công việc mà cần phải có thêm trình độ ngoại ngữ tốt và am hiểu luật pháp, thông lệ quốc tế. Công nghệ thì gần như là điều kiện bắt buộc để các ngân hàng thương mại tham gia thanh toán với các đối tác quốc tế. Hiện nay, các ngân hàng thương mại phải

tham gia ít nhất vào một mạng truyền tin có tính bảo mật cao như SWIFT hoặc Telex… để có thể thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế.

Thứ hai, hệ thống các chi nhánh và ngân hàng đại lý. Hệ thống này sẽ giúp các ngân hàng thực hiện cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế được thuận tiện và rộng rãi. Không chỉ như vậy, mạng lưới chi nhánh và ngân hàng đại lý rộng khắp còn góp phần làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng vì họ có thể giảm được chi phí khi thực hiện quá trình luân chuyển điện và chứng từ cho các bên tham gia.

Thứ ba, uy tín của ngân hàng thương mại trong nước và trên thị trường quốc tế. Một ngân hàng có thể nâng cao uy tín và vị thế trên thị trường tài chính trong và ngoài nước sẽ thu hút được khách hàng sử dụng nhiều dịch vụ làm tăng doanh thu. Do đó, các ngân hàng không chỉ cần cung cấp sản phẩm tốt mà còn cần chú trọng xây dựng hình ảnh của toàn bộ hệ thống chi nhánh, để hình ảnh của mình trở nên tốt đẹp hơn trong mắt khách hàng cũng như các đối tác trên toàn thế giới.

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ THANH TOÁN THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ (Trang 26 - 28)