Dự phòng phải thu khó đò

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ KẾ TOÁN CHO VAY TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG (Trang 27 - 30)

f) Quy trình kế toán cho vay

1.2.2 Dự phòng phải thu khó đò

Hoạt động cho vay thường chiếm một tỷ trọng cao trong tổng tài sản có của Ngân hàng và mang lại nguồn thu nhập lớn. Tuy nhiên các khoản cho vay thường chứa đựng nhiều rủi ro, vì vậy Ngân hàng cần phải đánh giá đúng chất lượng tín dụng , khả năng tổn thất từ hoạt động tín dụng để xác định giá trị tài sản có rủi ro. Một trong những biện pháp đó là việc Ngân hàng tiến hành phân loại các khoản cho vay theo mức độ rủi ro có thể xảy ra để trích lập dự phòng.

Dự phòng rủi ro là dự phòng được hạch toán vào chi phí hoạt động trên cơ sở trích lập dự phòng phần giá trị khoản cho vay tính theo mức độ rủi ro.

Tại Việt Nam:

Hiện nay ở Việt Nam việc phân loại và trích lập dự phòng rủi ro được thực hiện theo quyết định 493/ 2005 - QĐ - NHNN ngày 22/04/2005.

Các Ngân hàng phân loại nợ theo 5 nhóm và tiến hành trích lập như sau: * Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn. Đối với loại này Ngân hàng không phải trích lập dự phòng.

* Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ. Ngân hàng sẽ tiến hành trích lập dự phòng 5%.

* Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi. Ngân hàng trích lập dự phòng là 20%

* Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất cao, Sẽ tiến hành trích lập 50%

* Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn. Ngân hàng tiến hành trích lập 100%

Riêng đối khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý thì được trích lập dự phòng cụ thể theo khả năng tài chính của tổ chức tín dụng.

Số tiền dự phòng cụ thể phải trích tính theo công thức:

R= max{0, (A-C) x r }

Trong đó R: Số tiền dự phòng cụ thể phải trích A: Giá trị của khoản nợ

C: Giá trị tài sản bảo đảm

R: Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể

Ngoài các khoản dự phòng cụ thể, tổ chức tín dụng còn phải trích thêm dự phòng chung. Được trích bằng 0.75% tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.

Kinh nghiệm của các nước về cách trích lập dự phòng các khoản vay khó thu hồi:

Theo chuẩn mực kế toán quốc tế. Dự phòng các khoản vay khó thu hồi cần được trích lâp khi số tiền tổn thất đã được xác định cụ thể hoặc có thể chưa xác

định nhưng có các dấu hiệu phát sinh tổn thất . Nói cách khác, việc trích lập dự phòng chủ yếu dựa trên kết quả đánh giá khả năng thu hồi hay mức độ rủi ro của khoản vay.

Để áp dụng cách trích lâp dự phòng này các Ngân hàng phải phân loại tín dụng theo mức độ rủi ro. Hệ thống phân loại tín dụng này hiện nay đã được một số nước trên thế giới sử dụng. Theo cách phân loại này, một khoản vay được chia thành hai loại chính. Khoản vay có mức độ rủi ro chấp nhận được thường được gọi là khoản vay hiệu quả được trích lâp ở tỷ lệ chung và khoản vay được liệt vào danh sách theo dõi. Loại khoản vay thứ hai bao gồm:

- Khoản vay có dấu hiệu rủi ro ( thể hiện quatiêu thức như: Khả năng trả nợ, giá trị tài sản thế chấp không hợp lý, trì hoản trả nợ…)

- Ở mức độ rủi ro cao hơn khi bị nghi ngờ khó thu hồi tức các tiêu thức trên được xác thực và có xu hướng xấu đi

- Cuối cùng là khoản vay khó thu hồi và có khă năng phải xoá nợ

Để xác định một khoản vay thuộc mức độ rủi ro nào các Ngân hàng thường dựa vào các chỉ riêu:

Thứ nhất lịch sử quan hệ tín dụng giữa khách hàng và Ngân hàng: Đánh giá

thông qua các hằng số trì hoản nợ, gia hạn nợ, trả nợ đáo hạn, sử dụng vốn vay…

Thứ hai luồng tiền và dư nợ hiện tại của doanh nghiệp tại Ngân hàng (số

lượng tiền mặt thu được bình quân ngày, tháng so với dư nợ vay Ngân hàng). Chỉ tiêu này giúp Ngân hàng biết được khả năng người vay có thể trả nợ ngay lập tức bao nhiêu. Qua đó cán bộ tín dụng cũng biết được khoảng thời gian nào khách hàng có lượng tiền lớn từ đó xác định thời hạn trả nợ cho hợp lý

Thứ ba chất lượng quản lý của đội ngũ lãnh đạo, tiêu thức này sẽ đo lường một phầnvận mệnh và mức độ rủi ro tiềm ẩn của người vay.

Thứ tư tài sản thế chấp và tính thanh khoản của nợ. Phản ánh khả năng chi trả của người vay trong trường hợp mất khả năng trả nợ.

Thứ năm bảo lãnh của bên thứ ba. Đánh giá khoản tín dụng ở mức độ rủi ro

là bao nhiêu phụ thuộc vào khả năng trả nợ thay của người bảo lãnh khi khoản vay bị trì hoãn trả nợ.

Ngoài các chỉ tiêu trên, các tham số như xu hướng của mặt hàng khinh doanh, chính sách nhà nước, thếu, mức độ cạnh tranh…cũng đánh giá môth phần mức độ rủi ro tiềm ẩn của khoản tín dụng đầu tư.

Dựa vào các chỉ tiêu trên, từ đó đưa ra được mức độ rủi ro từ đó Ngân hàng sẻ có biện pháp trích lập cho phù hợp.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ KẾ TOÁN CHO VAY TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG (Trang 27 - 30)