Cho vay trung, dài hạn theo phương thức cho vay theo dự án.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHO VAY VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGOÀI QUỐC DOANH TẠI NHNO (Trang 25 - 28)

Ngân hàng cấp tín dụng trung và dài hạn cho tất cả các khách hàng có nhu cầu vay vốn trung, dài hạn mà khách hàng có dự án đầu tư khả thi, tình hình tài chính lành mạnh có đầy đủ tư cách pháp nhân.

Nguồn vốn dùng để cấp tín dụng trung, dài hạn của ngân hàng được hình thành từ vốn huy động trung, dài hạn và một phần vốn huy động ngắn hạn.

Bên cạnh việc cho vay các doanh nghiệp, hộ sản xuất ngân hàng còn cho vay trung dài hạn đối với cho vay đời sống như: cho vay theo lương, cho vay mua ô tô trả góp và cho vay mua nhà.

Quy trình và phương pháp hạch toán kế toán cho vay trung, dài hạn:

Khi có quyết định cho vay của giám đốc, căn cứ vào hợp đồng tín dụng, hợp đồng cầm cố thế chấp tài sản để làm thủ tục giải ngân.

Kế toán ghi ngày và số tiền rút vốn lên khế ước vay tiền và hạch toán: Nợ: TK Cho vay trung, dài hạn

Có: - TK Tiền mặt (nếu khách hàng vay bằng tiền mặt)

- Hoặc TK Tiền gửi thanh toán (nếu khách hàng vay bằng chuyển khoản).

Tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng thì trong từng lần kế toán hạch toán ngoại bảng.

ghi Nhập: Tài khoản ngoại bảng "Tài sản thế chấp cầm cố ". + Kế toán thu lãi và thu nợ.

Ngân hàng áp dụng dự thu lãi theo tháng đối với tất cả các món vay trung, dài hạn.

Hàng tháng đến ngày tính lãi của ngân hàng mà khách hàng chưa đến ngày trả lãi thì ngân hàng có thể tính vào lãi dự thu của ngân hàng.

Đến ngày tính lãi kế toán hạch toán: Nợ: TK Lãi cộng dồn dự thu Có: TK Thu lãi cho vay

Đến ngày khách hàng trả lãi, kế toán sẽ hạch toán:

Nợ: - TK Tiền mặt (nếu khách hàng trả bằng tiền mặt)

- Hoặc TK Tiền gửi thanh toán (nếu khách hàng trả bằng chuyển khoản)

Có: TK Lãi cộng dồn dự thu

Nhìn chung, công tác hạch toán cho vay trung, dài hạn của NHNo&PTNT Tây Hà Nội là đúng theo chế độ kế toán cho vay hiện hành. Mức lãi suất ngân hàng áp dụng đối với khách hàng là khác nhau, linh hoạt đối với từng khách hàng.

Hàng tháng, khi khách hàng đến trả lãi và một phần gốc thì việc thu gốc của ngân hàng được kế toán cho vay hạch toán như sau:

Nợ: - TK Tiền mặt (nếu khách hàng trả bằng tiền mặt)

- Hoặc TK Tiền gửi thanh toán (nếu khách hàng trả bằng chuyển khoản).

Có: TK Cho vay trung, dài hạn.

Do NHNo&PTNT Tây Hà Nội chưa hoạt động đủ thời gian trên 1 năm nên việc thanh lý hợp đồng tín dụng trung, dài hạn chưa xảy ra.

- Đối với những khoản vay trung, dài hạn NHNo&PTNT Tây Hà Nội thường thu lãi và một phần gốc theo tháng, tức là hàng tháng khách hàng sẽ phải thực hiện trả lãi và một phần nợ gốc. Với phương pháp thu lãi này, ngân hàng sẽ tạo cho khách hàng có thói quen trả nợ cho ngân hàng đồng thời giúp khách hàng có trách nhiệm hơn với các khoản vay. Qua đó, ngân hàng có thể quản lý nguồn vốn của mình chặt chẽ hơn.

Trong trường hợp nếu đến hạn trả lãi mà khách hàng chưa đến trả thì kế toán sau khi tính lãi sẽ hạch toán ngoài bảng: Nhập TK 94 " Lãi chưa được thu" và theo dõi khi nào khách hàng có tiền sẽ thu hồi.

Khi thu hồi được lãi kế toán hạch toán: Xuất tài khoản 94 "Lãi chưa thu được" đồng thời hạch toán nội bảng và ghi:

Nợ TK : - Tiền gửi của khách hàng: Số tiền lãi

- Hoặc TKTiền mặt (Nếu khách hàng trả bằng tiền mặt) Có TK : Thu lãi của Ngân hàng

Việc thu lãi tại NHNo&PTNT Tây Hà Nội được thực hiện nghiêm túc theo nguyên tắc thu lãi trước, thu nợ gốc sau. Do đó, doanh số cho vay lớn nhưng kế toán cho vay vẫn làm tốt , đáp ứng yêu cầu của công tác tín dụng, không để xảy ra sai sót.

Việc hạch toán số lãi chưa thu và tài khoản '' lãi chưa thu'' là đúng đắn, song có vấn đề đặt ra là khi hạch toán vào đây thì khi nào sẽ thu.

Vấn đề này trong chế độ chưa nói cụ thể. Trong thể lệ tín dụng đối với các tổ chức kinh tế mới qui định "nếu đơn vị vay chưa trả được lãi khi đến hạn thì tổ chức tín dụng tính và hạch toán vào tài khoản ngoại bảng để thu dần, không nhập lãi vào gốc". (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để thực hiện qui định trên, NHNo&PTNT Tây Hà Nội chủ trương khi khách hàng đến trả nợ, ngân hàng tập trung thu lãi trước, gốc sau. Nếu vẫn chưa thu đủ lãi thì nhập số lãi còn lại vào tài khoản ngoại bảng "lãi chưa thu được'' và số nợ gốc chuyển sang nợ quá hạn.

Trường hợp khách hàng không có tiền để trả cả lãi và gốc thì kế toán tính lãi và nhập vào tài khoản ngoại bảng "lãi chưa thu", nợ gốc chuyển sang nợ quá hạn.

Qua khảo sát thực tế cho thấy việc thực hiện kế toán cho vay tại NHNo&PTNT Tây Hà Nội tương đối tốt. Tuy nhiên, do chi nhánh mới thành lập nên khối lượng giao dịch nói chung và giao dịch cho vay, thu nợ nói riêng chưa nhiều nên kế toán

có điều kiện làm tốt kế toán cho vay. Trong tương lai, khối lượng giao dịch và các khoản cho vay tăng lên với đội ngũ cán bộ kế toán chưa có kinh nghiệm (vì phần lớn cán bộ kế toán mới chuyển từ Công ty Vàng Bạc sang) thì chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội nên có các biện pháp tốt hơn để đảm bảo giữ vững chất lượng của kế toán cho vay như hiện nay.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHO VAY VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGOÀI QUỐC DOANH TẠI NHNO (Trang 25 - 28)