Đấu tranh giai cấp là gi?

Một phần của tài liệu Hướng dẫn ôn tập TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN (Trang 41)

- Khái niệm quy luật xã hội:

1.Đấu tranh giai cấp là gi?

Học thuyết Mác đã chỉ rõ: “ Đấu tranh giai cấp là đấu tranh giữa những tập đoàn mà lợi ích căn bản đối lập nhau và kết cục của cuộc đấu tranh giai cấp là đi đến một cuộc cách mạng xã hội để thay thế chế độ xã hội này bằng một chế độ xã hội khác tiến bộ hơn”.

Hiểu vắn tắt: đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh giữa các giai cấp có lợi ích căn bản đối lập nhau (lợi ích căn bản nói ở đây là lợi ích kinh tế, lợi ích cơ bản là quyền lực chính trị).

Như vậy, nguyên nhân của cuộc đấu tranh giai cấp là do sự đối lập nhau về địa vị kinh tế và mâu thuẫn về lợi ích cơ bản giữa các giai cấp mà sinh ra.

Đấu tranh giai cấp không phải là do “sự hiểu lẩm”, “sự không hiểu biết lẫn nhau giữa các giai cấp”; “do chính sách không khôn khéo của nhà cầm quyền trong xã hội”, hoặc do “sự xúi dục của những phần tử ác ý”,.. như quan niệm của các nhà tư tưởng của các giai cấp bóc lột thường nêu ra để che đậy nguyên nhân của đấu tranh giai cấp.

Cũng cần thấy thêm rằng: trong xã hội có giai cấp đối kháng, đấu tranh của cá nhân trong giai cấp này chống cá nhân trong giai cấp khác mới chỉ là mầm mống của đấu tranh giai cấp chứ chưa quan niệm đó là đấu tranh giai cấp. Chỉ thực sự là đấu tranh giai cấp khi những

cá nhân đó nhận thức một cách tự giác, thông qua những hoạt động có ý thức, có tổ chức của mình nhằm góp phần lật đổ giai cấp thống trị bảo vệ lợi ích của giai cấp mình. Chẳng hạn, trong xã hội tư bản chủ nghĩa, đấu tranh của một người công nhân chỉ trở thành đấu tranh giai cấp khi nó nằm trong cuộc đấu tranh chung của toàn bộ giai cấp công nhân, chống lại toàn bộ giai cấp tư sản, nhằm lật đổ nền thống trị của giai cấp tư sản.

2. Vai trò của đấu tranh giai cấp đối với sự phát triển của xã hội có giai cấp đốikháng. kháng.

Trong các xã hội có giai cấp đối kháng (chiếm hữu nô lệ, phong kiến và tư bản chủ nghĩa) thì đấu tranh giai cấp là một trong những động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Vai trò là động lực thể hiện ở những điểm sau đây:

- Thông qua cuộc đấu tranh giai cấp thì mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất mới với quan hệ sản xuất lỗi thời sẽ được giải quyết, từ đó thực hiện bước quá độ từ một chế độ xã hội lỗi thời sang một chế độ xã hội mới tiến bộ hơn.

Như đã biết: sự phát triển của xã hội xét đến cùng là do sự phát triển của lực lượng sản xuất quyết định. Nhưng sự phát triển của lực lượng sản xuất lại phụ thuộc vào việc lực lượng sản xuất mới có gạt bỏ được những quan hệ lỗi thời đang kìm hãm nó hay không. Nếu như không gạt bỏ được quan hệ sản xuất lỗi thời thì chứa đựng mâu thuẫn gay gắt giữa lực lượng sản xuất mới và quan hệ sản xuất lỗi thời đang kìm hãm nó. Mà mâu thuẫn giữa các lực lượng sản xuất mới và quan hệ sản xuất lỗi thời, biểu hiện về mặt xã hội chính là mâu thuẫn giữa giai cấp đại diện cho lực lượng sản xuất mới và giai cấp đại diện cho quan hệ sản xuất lỗi thời. Mâu thuẫn đó chỉ có thể được giải quyết bằng một cuộc đấu tranh giai cấp mà đỉnh cao là một cuộc cách mạng xã hội nhằm xóa bỏ quan hệ sản xuất lỗi thời, xác lập quan hệ sản xuất mới tiến bộ, từ đó làm cho xã hội phát triển đi lên. Do vậy mà nói, đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của xã hội có giai cấp đối kháng.

- Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của xã hội có giai cấp đối kháng không chỉ thể hiện trong thời kỳ cách mạng xã hội mà còn thể hiện trong cả thời kỳ hòa bình. Trong thời kỳ hòa bình, cuộc đấu tranh giai cấp vẫn có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất. Chẳng hạn đấu tranh của giai cấp công nhân chống giai cấp tư sản tăng lợi nhuận bằng cách kéo dài ngày lao động đã buộc các chủ tư sản phải chú ý sử dụng kỹ thuật hoàn thiện hơn để nâng cao năng suất lao động, qua đó để rút ngắn thời gian lao động cần thiết cho công nhân, khi phong trào đấu tranh của công nhân đang đòi hỏi phải giảm bớt thời gian lao động. Các Mác có nhận xét rằng: ở nước Anh kể từ năm 1825 sự phát sinh và sử dụng máy móc chỉ là kết quả của cuộc đấu tranh giữa công nhân và chủ các xí nghiệp. Hoặc những cải cách tiến bộ ở một số nước nào đó cũng là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp ở trong nước và áp lực của đấu tranh giai cấp ở các nước khác trên thế giới tạo ra. Như thế chứng tỏ trong thời kỳ hòa bình, đấu tranh giai cấp vẫn có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, mà sự phát triển của lực lượng sản xuất lại là nguyên nhân sâu xa của sự phát triển xã hội.

- Đấu tranh giai cấp không chỉ có tác dụng cải tạo xã hội, xóa bỏ các lực lượng xã hội phản động mà còn có tác dụng cải tạo cả bản thân các giai cấp cách mạng. Vì qua đấu tranh giai cấp, các giai cấp cách mạng được tôi luyện và trưởng thành lên về nhiều mặt như tư tưởng, lý luận, tổ chức,.. để đương đầu và chiến thắng giai cấp đối kháng.

Tóm lại: Đấu tranh giai cấp là một trong những động lực phát triển của xã hội có giai cấp đối kháng. Đấu tranh giai cấp là quy luật chung, phổ biến của mọi xã hội có phân chia giai cấp. Song quy luật này lại có những biểu hiện đặc thù trong từng xã hội cụ thể do kết cấu giai cấp trong xã hội, do địa vị lịch sử của giai cấp cách mạng trong từng phương thức sản xuất, do tương quan lực lượng giai cấp trong từng giai đoạn và trên từng địa bàn quyết định. Do vậy,

muốn hiểu đúng quy luật đấu tranh giai cấp còn phải phân tích cụ thể những điều kiện lịch sử cụ thể.

Câu 30: Phân tích quan điểm của triết học Mác-Lênin về nguồn gốc và bản chất của Nhà nước.

Nhà nước là gì?

Nhà nước là tổ chức chính trị của giai cấp thống trị về kinh tế lập ra nhằm bảo vệ chế độ kinh tế hiện có và đàn áp các giai cấp khác.

Nhà nước là cơ quan quyền lực chính trị của giai cấp thống trị, là một tổ chức quan trọng nhất trong các tổ chức chính trị của giai cấp cầm quyền dùng để thống trị xã hội.

Nhà nước là một phạm trù lịch sử, không đồng nghĩa với xã hội.

1. Nguồn gốc ra đời của Nhà nước.

Theo quan điểm của triết học Mác-Lênin thì nhà nước là một phạm trù lịch sử, nghĩa là nhà nước chỉ ra đời và tồn tại trong một giai đoạn nhất định của sự phát triển của lịch sử. Nhà nước sẽ mất đi khi những điều kiện tồn tại của nó không còn nữa. Trong lịch sử đã có một thời kỳ rất dài chưa có nhà nước và sau này nhà nước cũng sẽ mất đi khi điều kiện tồn tại của nó không còn.

Lịch sử phát triển của xã hội cho thấy rằng xã hội nguyên thủy, dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, mọi người sống bình đẳng, chưa có giai cấp nên chưa có nhà nước. Đến xã hội chiếm hữu nô lệ, với sự ra đời của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và xã hội phân chia thành giai cấp đối kháng - chủ nô và nô lệ - thì mâu thuẫn giữa giai cấp chủ nô thống trị bóc lột và giai cấp nô lệ bị thống trị, bị bóc lột ngày càng sâu sắc. Cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp nô lệ chống lại giai cấp chủ nô do vậy đã diễn ra ngày càng quyết liệt không thể điều hòa được. Để bảo vệ lợi ích của giai cấp mình, đàn áp sự phản kháng của giai cấp nô lệ và buộc họ phải tuân theo trật tự do giai cấp mình đặt ra, giai cấp chủ nô đã lập ra một bộ máy bạo lực, trấn áp, bộ máy đó là nhà nước.

Nhà nước đầu tiên trong lịch sử là Nhà nước chiếm hữu nô lệ. Đó là nhà nước xuất hiện trong cuộc đấu tranh không thể điều hòa được giữa giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ.

Tiếp đó là nhà nước phong kiến và nhà nước tư bản chủ nghĩa mà sự xuất hiện của nó cũng dựa trên mâu thuẫn đối kháng nói trên.

Như thế là bất kỳ ở đâu và lúc nào khi mà mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được thì ở đó nhà nước sẽ xuất hiện. Cũng như thế, nơi nào có nhà nước xuất hiện và tồn tại thì chừng đó ở đó có mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được. Đó là nguồn gốc ra đời của Nhà nước.

Như Lênin đã viết: “Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được. Bất cứ ở đâu, hễ lúc nào và chừng nào mà về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được thì nhà nước sẽ xuất hiện và ngược lại, sự tồn tại của nhà nước chứng tỏ rằng những mâu thuẫn giai cấp là không thể điều hòa được”.

Như vậy sự ra đời của nhà nước là một tất yếu khách quan của xã hội có giai cấp đối kháng. Sau này, khi xã hội không còn phân chia giai cấp, không còn mâu thuẫn giai cấp đối kháng thì nhà nước cũng sẽ tự tiêu vong.

Hiện tại, nhà nước của giai cấp công nhân, gọi là nhà nước chuyên chính vô sản là một hình thức nhà nước quá độ, nhà nước không còn nguyên nghĩa của nó, là nhà nước “nửa nhà nước” để tiến tới xã hội không còn phân chia giai cấp, không còn nhà nước. Nhưng sự tồn tại của nhà nước chuyên chính vô sản trong thời kỳ quá độ lại là một tất yếu vì nó là công cụ sắc

bén trong tay giai cấp công nhân dùng để cải tạo triệt để xã hội cũ và xây dựng thành công xã hội mới.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn ôn tập TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN (Trang 41)