Đặc điểm các tập đoàn xuyên quốc gia của Mỹ

Một phần của tài liệu FDI của Mỹ vào Việt Nam thực trạng và triển vọng (Trang 25)

Như chúng ta đều biết, Mỹ là đất nước có nhiều công ty xuyên quốc gia ( TNCs) nhất thế giới. Khi xem xét đến vốn FDI có xuất xứ từ Mỹ, vai trò của các TNCs của Mỹ là rất lớn. Chúng ta sẽ xem xét tính chất của các TNCs Mỹ và liệu lợi ích nào họ có thể đem đến cho Việt Nam.

Trước hết, họ được thành lập tại nước có truyền thống tư bản lâu đời, chính vì thế mà họ có rất nhiều kinh nghiệm, có thế mạnh về tài chính và công nghệ hiện đại, mạng lưới thị trường quốc tế và kỹ năng quản trị kinh doanh tốt. Chúng ta sẽ so sánh TNCs của Mỹ và TNCs của Nhật Bản để thấy được sự khác biệt.

Tiêu chí TNCs Mỹ TNCs Nhật Bản

Mục tiêu kinh doanh

Vươn tới tối đa hoá lợi nhuận trong các hoạt động của mình.

Phát triển tập đoàn, chú trọng tăng tỷ lệ chiếm lĩnh và khai thác thị trường thế giới, phát triển sản phẩm mới, kỹ thuật mới, tăng cường vị trí cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước

Yếu tố quan tâm lớn tại nước nhận đầu tư

- Khả năng tiếp cận thị trường của nước nhận đầu tư và coi đó là

Quan tâm nhiều hơn đến nguồn lao động rẻ và các nguồn tài

chiến lược đầu tư của mình

- Vị trí chiến lược của nước nhận đầu tư với mục tiêu phát triển mạng lưới sản xuất và phân phối khép kín trong châu lục chứ không chỉ ở một nước với sự liên kết cao và phân công chặt chẽ rõ ràng.

nhằm đạt được những chi phí sản xuất thấp hơn.

Hình thức đầu tư chủ yếu

100% vốn nước ngoài để đảm bảo có được lợi ích lâu dài ở nước nhận đầu tư và có được ảnh hưởng đối với hoạt động của cơ sở mới thành lập.

Liên doanh

Hoạt động đầu tư ra nước ngoài của TNCs Hoa Kỳ mang tính tập trung cao chính vì vậy, các nước châu Âu nói riêng và các nước phát triển nói chung vẫn là nơi nhận được nhiều vốn đầu tư nhất của Mỹ. Bởi vì các khu vực này có qui mô lớn, giàu có và tính liên kết của các thị trường cao cũng như một yếu tố quan trọng hơn nữa đó là khả năng tiếp nhận, phát triển công nghệ cũng như nghiên cứu, ứng

dụng rất tốt.

Như chúng ta đã biết, lợi thế trong thu hút FDI của Việt Nam chủ yếu vẫn là lao động giá rẻ, cũng như tài nguyên thiên, các chính sách ưu đãi…Như vậy, thì chủ yếu là các TNCs Nhật mới quan tâm đến 2 lợi thế đầu tiên, còn TNCs của Mỹ thì không. Nhìn nhận chuỗi giá trị toàn cầu theo hướng các thế hệ công nghệ thì mặc dù Việt Nam đã thu hút đầu tư nước ngoài được gần 25 năm nhưng chúng ta đang ở thế hệ công nghệ đầu, khi mà việc thu hút FDI vẫn chủ yếu là khâu cuối cùng và chưa có giá trị gia tăng cao. Khi những lợi thế như lao động rẻ, tài nguyên thiên nhiên không còn là lúc các TNCs chuyển hướng sang thị trường khác, bắt buộc nước ta phải thu hút ở mức trình độ công nghệ cao hơn. Nhưng dường như Việt Nam vẫn còn thiếu rất nhiều về trình độ quản lí, lập kế hoạch chiến lược, và nhân lực để tiến bước sang thế hệ công nghệ mới.

Theo kết quả điều tra của viện Nghiên cứu kinh tế trung ương và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản, phần lớn các doanh nghiệp nước ta đang sử dụng công nghệ tụt hậu so với mức trung bình của thế giới từ 2 - 3 thế hệ. 80% - 90% công nghệ nước ta đang sử dụng là công nghệ ngoại nhập. Có 76% máy móc, dây

chuyền công nghệ nhập thuộc thế hệ 1950 - 1960, 75% số thiết bị đã hết khấu hao, 50% là đồ tân trang. Rất nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang sử dụng máy móc, thiết bị do các doanh nghiệp nước ngoài đã thải bỏ. Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư đổi mới công nghệ ở mức thấp, chi phí chỉ khoảng 0,2 - 0,3% doanh thu, so với mức 5% ở ấn Độ hay 10% ở Hàn Quốc. Theo đánh giá của Bộ KH&CN thì đổi mới công nghệ thuộc loại năng lực yếu nhất của các doanh nghiệp Việt Nam.

Thêm một yếu tố nữa khiến Việt Nam chưa phải là điểm đến chú ý của các TNCs Mỹ đó là chúng ta chưa tận dụng được lợi thế về vị trí địa- kinh tế.

thương giao lộ hàng hải, hàng không, xây dựng hệ thống phân phối khép kín, xây dựng được thị trường tài chính mạnh tại khu vực và thế giới. Mặc dù Việt Nam còn có lợi thế vị trí địa – kinh tế được đánh giá là lớn hơn Singapore nhưng lại chưa tranh thủ được.

Qua tất cả những yếu tố trên, ta có thể đánh giá rằng việc thu hút các TNCs Mỹ có thể mang lại cho Việt Nam nhiều thuận lợi như chuyển giao công nghệ tiên tiến, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, gia tăng nguồn vốn cho đầu tư và phát triển, chuyển giao công nghệ tiên tiến, nâng cao trình độ cho lực lượng lao động… Trong định hướng xúc tiến đầu tư, Bộ Kế hoạch - Đầu tư đã nhận định: Việt Nam chủ trương hướng mạnh vào việc tiếp cận và thu hút đầu tư từ các TNCs của Mỹ theo hướng: thực hiện những dự án lớn, công nghệ cao hướng vào xuất khẩu, tạo điều kiện để một số TNCs xây dựng các trung tâm nghiên cứu, phát triển vườn ươm công nghệ gắn với đào tạo nguồn nhân lực. Tuy nhiên, thị trường Việt Nam dường như chưa đáp ứng được những yêu cầu của TNCs Mỹ, chính vì thế mà lượng TNCs Mỹ đầu tư vào Việt Nam chưa tương xứng với tiềm năng.

CHƯƠNG 3

TRIỂN VỌNG FDI CỦA MỸ VÀO VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT FDI CỦA MỸ VÀO VIỆT NAM

3.1. Triển vọng FDI của Mỹ vào Việt Nam

Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Mỹ và Việt Nam hiện đang diễn ra trong bối cảnh rất khó khăn do còn sư âm của cuộc đại suy thoái kinh tế toàn cầu và sự phục hồi yếu ớt của nền kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, cũng có những thuận lợi, khả quan được các chuyên gia đánh giá là tác động rất tích cực đến hoạt động đầu tư trực tiếp của Mỹ và Việt Nam.

Nền kinh tế toàn cầu vừa trải qua một cuộc đại suy thoái kéo theo sự sụt giảm của các luồng đầu tư trực tiếp nước ngoài, tất nhiên, đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam cũng nằm trong xu hướng đó. Cho đến nay, nền kinh tế toàn cầu nói chung cũng như nền kinh tế Mỹ nói riêng đang dần tươi sáng hơn nhưng tình hình hồi phục của Mỹ trong thời gian vừa qua được đánh giá là khá chậm chạp và không ổn định. Điều này phần nào ảnh hường tới sự hồi phục vủa luồng vốn FDI từ Mỹ vào Việt Nam. Cụ thể, FDI từ Mỹ vào Việt Nam 4 tháng đầu năm 2011 chỉ bằng khoảng 78% năm 2010. Nền kinh tế Việt Nam năm 2011 này cũng trải qua khá nhiều bất ổn tác động tiêu cực đến các hoạt động đầu tư nói chung gây ra lo ngại cho các nhà đầu tư nói chung và đặc biệt là các nhà đầ tư nước ngoài. Hãng tin tài chính Bloomberg trích lời Giám đốc Công ty luật Freshfields Bruckhaus Deringer, ông Tony Foster nhận định rằng theo ông có vẻ như các nhà đầu tư hơi bối rối về tình hình của Việt Nam và hiện tại hoạt động đầu tư đang chậm lại, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản. Ngoài ra, tình hình nợ công của Mỹ cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động đầu tư FDI của Mỹ vào Việt Nam dù cho quốc hội Mỹ đã đạt được thỏa thuận về vấn đề nâng trần nợ công.

Tuy nhiên, sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ cũng đem lại một số khả quan cho hoạt động đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. ông Giang Thanh Tùng, đại diện Xúc tiến đầu tư tại San Francisco (Mỹ) nhận định : “Các tập đoàn của Mỹ đang tiến hành cơ cấu lại hệ thống sản xuất - kinh doanh sau khủng hoảng kinh tế. Đây là cơ hội để Việt Nam thu hút đầu tư”. Ngoài ra, hiện nay Chính phủ Mỹ vẫn đang tiếp tục thực thi các chính sách khuyến khích các công ty Mỹ đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. “Năm 2010, Mỹ đã đầu tư 39 dự án mới và 9 dự án tăng vốn, với tổng vốn đăng ký 1,92 tỷ USD (chưa kể đầu tư qua nước thứ ba), đứng thứ ba trong số các nhà đầu tư tại Việt Nam. Đó là những tín hiệu rất đáng mừng, thể hiện sự tin tưởng của các nhà đầu tư Mỹ vào chính sách và môi trường đầu tư thuận lợi của Việt Nam”. Khi mối giao thương Việt-Mỹ trở nên khắng khít hơn nữa, đầu tư của Mỹ sẽ tiếp tục đổ vào Việt Nam ngày càng nhiều hơn (như đã bắt đầu trong những năm gần đây). Theo xu hướng tích cực hiện nay, Mỹ sẽ là nước có FDI lớn nhất tại Việt Nam nội trong thập kỷ tới. Điều này có nghĩa là lợi ích của Mỹ tại Việt Nam sẽ ngày càng lớn; và như thế thì Mỹ tất nhiên là muốn Việt Nam luôn ổn định và thịnh vượng để các doanh nghiệp của mình tiếp tục làm ăn. Hơn nữa, khi FDI của Mỹ trở nên quan trọng hơn thì sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam dựa ít hơn vào các nguồn FDI đến từ các nước và lãnh thổ trong khu vực, chẳng hạn như Đài Loan. Đây là cơ hội cho Việt Nam dần thoát mình khỏi tình trạng làm nơi chủ yếu là cung cấp nhân công giá rẻ và đẩy mạnh quá trình chuyển giao công nghệ nhằm sản xuất các mặt hàng có giá trị gia tăng cao hơn.

Uy tín của Việt Nam được đánh giá cao hơn trong những năm qua cũng là nhân tố được dự đoán sẽ thúc đẩy hoạt động thu hút FDI nói chung và từ Mỹ nói riêng. Theo một báo cáo gần đây về FDI toàn cầu, trong các nước đang phát triển, nhóm các nước mới nổi Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc (BRIC) là thị trường đầu tư hấp dẫn nhất, sau đó đến Việt Nam và một vài nước khác. Đánh giá đó dựa trên

triển vọng trung hạn và dài hạn về dung lượng thị trường và môi trường đầu tư. Nước ta đã có mức thu nhập bình quân đầu người vượt qua nhóm nước có thu nhập thấp, với thị trường nội địa được xếp hạng có mức tăng trưởng hàng đầu thế giới, là nền kinh tế có độ mở lớn trong giao dịch thương mại thế giới - tổng kim ngạch ngoại thương bằng 1,5 lần GDP, có môi trường đầu tư đang dần được cải thiện bằng những nỗ lực của Chính phủ về hoàn thiện thể chế trước và sau khi gia nhập WTO, phân cấp quản lý nhà nước cho chính quyền địa phương theo hướng phi tập trung hóa, cải cách thủ tục hành chính và đấu tranh chống tham nhũng, lạm quyền của công chức nhà nước. Độ tín nhiệm của Việt Nam cũng được nâng cao hơn trước, điều đó thể hiện rõ nhất là mặc dù các nước lớn đều phải đối phó với khủng hoảng toàn cầu, nhưng khoản viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam được các nhà tài trợ cam kết vào cuối năm 2009 là 8,063 tỷ USD, con số khá hấp dẫn với nhiều nước đang phát triển. Ðứng ở vị trí thứ 12 trong xếp hạng chung Chỉ số niềm tin FDI, Việt Nam được báo cáo của A.T. Kearney xếp ở vị trí thứ 93 về mức độ thông thoáng của môi trường kinh doanh (Ease of Doing Business Ranking). Trong số các nước Ðông-Nam Á lọt vào Top 25 của xếp hạng Chỉ số niềm tin FDI 2010, Việt Nam đứng trên In-đô-nê-xi-a (vị trí 21), Ma-lai-xi-a (vị trí 20), và Xin-ga-po (vị trí 24). Mới đây, Tập đoàn tài chính đầu tư Goldman Sachs (Hoa Kỳ) đã xếp Việt Nam nằm trong nhóm 11 nước (N-11) có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong năm 2010, mở ra những cơ hội cho các nhà đầu tư và là địa chỉ đầu tư tốt cho các nhà đầu tư thế giới trong các năm tiếp theo, do gắn với các lợi thế về số dân lớn và đang tăng nhanh (Việt Nam là nước đông dân thứ 13 trên thế giới với 86 triệu dân và 65% dân số ở độ tuổi dưới 35); khả năng sản xuất hàng tiêu dùng và tiềm lực tiêu dùng của người dân; nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú như dầu mỏ và các nguyên liệu quý, cùng với tiềm lực lớn về tăng trưởng kinh doanh và tăng trưởng tiêu dùng khác... có thể nói, triển vọng thu hút

FDI của Việt Nam nói chung và từ Mỹ nói chung là rất lạc quan trong trung và dài hạn tới mặc dù có thể sẽ có sự suy giảm trong ngắn hạn.

3.2. Giải pháp thu hút FDI của Mỹ vào Việt Nam

Hoa Kỳ là nước xuất khẩu tư bản lớn nhất thế giới. Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký kết và đang thực hiện Hiệp định Thương mại (BTA). Mới đây Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với Việt Nam. Hai nước cũng đã thành lập Hội đồng Tư vấn cấp cao Việt Nam – Hoa Kỳ. Thu hút nguồn vốn FDI từ Mỹ đang và sẽ là mục tiêu quan trọng trong chính sách đầu tư của Việt Nam. Hoa Kỳ là một trong ba đối tác chính nhằm thu hút vốn FDI trong tương lai, cùng với EU và Nhật Bản.

Dưới đây là một số giải pháp định hướng cho thu hút vốn FDI từ Hoa Kỳ: Ngoài một số giải pháp chung để thu hút FDI từ các quốc gia nói chung như: - Tập trung vận động đầu tư đối với từng lĩnh vực, dự án trọng điểm và đối tác tiềm năng. Mở rộng, nâng cao hiệu quả hợp tác xúc tiến đầu tư.

- Cơ sở hạ tầng cần được nâng cấp nhanh chóng, đặc biệt là các cảng biển và nhà máy điện. Mạnh dạn hơn nữa trong việc cho phép và khuyến khích doanh nghiệp tư nhân tham gia phát triển hạ tầng.

- Cần xoá bỏ những giấy phép không cần thiết, đẩy mạnh cải cách hành chính, bãi bỏ các thủ tục không cần thiết.

- Hỗ trợ các dự án đầu tư của Hoa Kỳ đã được cấp giấy phép đầu tư hoặc đang đàm phán, chuẩn bị đầu tư bằng cách giải quyết sớm các vướng mắc trong hoạt động của các dự án đầu tư đã được cấp giấy phép.

- Cần công khai, minh bạch mọi chính sách, cơ chế quản lý. Trong đó, cần rà soát lại các văn bản phát quy liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế, sửa đổi các văn bản cho phù hợp với quy định của WTO.

- Từng bước đổi mới hệ thống giáo dục và đào tạo để phát triển nguồn nhân lực.

Việt Nam cần thực hiện một số giải pháp cụ thể sau để thu hút FDI của Mỹ:

- Tăng cường hợp tác nhằm nâng cao hiệu qủa thực hiện Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ nhằm khai thác tối đa những lợi ích từ việc triển khai Hiệp định này, giảm thiểu những tác động tiêu cực, đồng thời tăng cường thu hút đầu tư của Hoa Kỳ.

- Tiếp tục tận dụng hoạt động của Hội đồng tư vấn Việt Nam - Hoa Kỳ để nghiên cứu, đề xuất cơ chế hợp tác mới nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Hoa Kỳ và giữa các doanh nghiệp hai nước.

- Hiện nay, có khoảng 1,5 triệu Việt kiều đang sinh sống, làm ăn tại Hoa Kỳ. Nhiều người Việt đã trở thành những nhà kinh doanh thành đạt có khả năng đầu tư về nước; một số khác có trình độ kỹ thuật cao, đặc biệt trong các ngành khoa học tự nhiên, công nghệ... Do vậy, cần đẩy mạnh thu hút đầu tư của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ theo hướng: tiếp tục tăng cường các ưu đãi khuyến khích Việt kiều đầu tư về nước, đặc biệt trong các ngành công nghệ thông tin, giáo dục, y tế,

Một phần của tài liệu FDI của Mỹ vào Việt Nam thực trạng và triển vọng (Trang 25)